Bàn về đọc sách là văn bản nghị luận đã nêu tầm quan trọng của sách và cách đọc sách thế nào cho đúng đắn. Đây là một văn bản nghị luận quan trọng mà chúng ta cần phải tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn 9, học kì II. Taimienphi.vn sẽ giúp các em tìm hiểu về tác giả, thể loại, nội dung, tóm tắt, bố cục, dàn ý của văn bản Bàn về đọc sách, trang 3, sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2.
Bài viết liên quan
- Trong lòng mẹ: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Bức tranh của em gái tôi: Tác giả, thể loại, nội dung, tóm tắt, bố cục, dàn ý
- Đoạn trích Bạch tuộc: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Xúy Vân giả dại: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
Bàn về đọc sách - tác giả, thể loại, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Thể loại nội dung Bàn về đọc sách
I. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 - 1986)
- Là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ ở Trung Quốc.
II. Tác phẩm: "Bàn về đọc sách"
1. Thể loại:
- Thể loại: Nghị luận.
2. Bố cục:
Bố cục của văn bản Bàn về đọc sách gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu... "phát hiện thế giới mới".
=> Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2: Tiếp theo... "tự tiêu hao lực lượng".
=> Những khó khăn trong việc đọc sách và một số cách đọc sai lệch.
- Phần 3: Phần còn lại.
=> Bàn về phương pháp đọc sách, gồm lựa chọn sách cần đọc và đọc sách thế nào cho có hiệu quả.
3. Tóm tắt:
Đọc sách là việc rất quan trọng để tiếp thu tri thức. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi. Có như vậy, con người mới có thể phát hiện thế giới mới.
Việc đọc sách không hề dễ dàng. Hiện nay có nhiều đầu sách khiến người đọc lạc hướng. Đôi khi đọc phải những quyển không chất lượng chính là lãng phí thời gian và sức lực.
Đọc sách không cần đọc nhiều nhưng cần phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nên đọc một quyển sách thật sự có giá trị rồi nghiên cứu kĩ càng còn hơn đọc lướt qua 10 quyển sách.
Sách đọc nên chia thành hai loại là sách phổ thông và sách chuyên sâu. Nên am hiểu các kiến thức phổ thông rồi mới đọc sách chuyên sâu về một ngành nào đó. Phải biết rộng rồi sau đó mới tiến vào chuyên sâu để nắm chắc.
4. Nội dung:
Đọc sách rất quan trọng. Việc đó giúp chúng ta nâng cao học vấn, tích lũy kiến thức. Ngày nay có rất nhiều các đầu sách nên cần biết chọn sách mà đọc. Cần phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm để nắm chắc được các nội dung bên trong. Nên kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu để tiếp thu được nhiều tri thức. Đọc sách không phải là việc tùy hứng, nó cần có kế hoạch rõ ràng, có mục đích kiên định.
5. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Ý kiến xác đáng, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng sinh động.
Soạn bài Bàn về đọc sách, tác giải, tác phẩm
Các em có thể xem thêm nhiều bài soạn văn mẫu trên trang Taimienphi.vn như Đề đọc hiểu Bàn về đọc sách hay bài Khởi ngữ là gì? Tác dụng của khởi ngữ để có thể hiểu bài tốt hơn, chuẩn bị bài học dễ dàng, hiệu quả.
III. Dàn ý "Bàn về đọc sách"
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Tầm quan trọng của sách:
+ Ghi chép, cô đúc và lưu truyền tri thức.
+ Sách chính là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.
+ Sách là kho tàng quý báu của nhân loại.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức.
+ Ôn lại kinh nghiệm loài người đã được tích lũy qua mấy nghìn năm
+ Đọc sách là bước chuẩn bị để tiến hành công cuộc gian nan trên con đường tìm kiếm những kiến thức mới.
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, hợp lí, logic, giúp người đọc thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc sách.
2. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách:
- Sách nhiều:
+ Người đọc không chuyên sâu, không đọc kĩ, liếc qua nhiều mà đọng lại ít
=> Ăn tươi nuốt sống, không kịp nghiền ngẫm.
+ Người đọc dễ lạc hướng, chọn nhầm sách, tham nhiều mà không thực chất -> Trận đánh nhiều mục tiêu, hóa thành lối đánh "tự tiêu hao lực lượng".
=> Lãng phí tiền bạc, công sức mà tự làm hại bản thân.
- Nghệ thuật: Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi để thuyết phục người đọc.
3. Bàn về phương pháp đọc sách:
- Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ:
+ Chọn cho tinh:Chọn sách phù hợp với lứa tuổi, chuyên môn, trình độ học vấn.
+ Đọc cho kĩ: Đọc, hiểu suy ngẫm ở từng câu chữ, sự việc, hình ảnh.
=> Không tham nhiều, cần lựa chọn những cuốn sách thật sự cần thiết, có lợi cho mình.
- Chọn sách nên hướng vào hai loại:
+ Loại phổ thông: nên chọn lấy khoảng 50 cuốn để đọc trong thời gian học phổ thông và đại học là đủ.
+ Loại chuyên môn: chọn, đọc suốt đời.
- Không thể xem thường sách phổ thông ở các lĩnh vực kế cận với chuyên ngành của mình.
- Những ý kiến khác về cách đọc sách:
+ Không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống.
+ Kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, đọc song song sách thường thức với sách chuyên sâu.
+ Đọc sách còn rèn tính cách và chuyện học làm người.
- Nghệ thuật: Các phương pháp đọc sách được trình bày rõ ràng, liên kết logic, chặt chẽ.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/ban-ve-doc-sach-tac-gia-the-loai-noi-dung-bo-cuc-tom-tat-dan-y-75614n.aspx
Mong rằng qua văn bản nghị luận Bàn về đọc sách, các em sẽ biết thêm về cách đọc sao cho đúng và ứng dụng những kiến thức đã đọc vào thực tế.