Bài văn Cảm nhận về hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu hay, ngắn gọn

Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu đã mang đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Để hiểu sâu hơn về ý nghĩa của bài thơ, các em có thể tham khảo bài Cảm nhận về hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí trên Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Cảm nhận về hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí

bai van cam nhan ve hinh anh dau sung trang treo trong bai tho dong chi cua chinh huu hay ngan gon

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài Đồng chí hay nhất

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
III. Bài văn mẫu.

 

I. Dàn ý Cảm nhận hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí ngắn gọn

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát hình ảnh đầu súng trăng treo.
2. Thân bài:
a) Khái quát về hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ:
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau khi nhà thơ và những người đồng đội của mình tham gia chiến dịch Việt Bắc.
- Bài thơ "Đồng chí" đã làm nổi bật hình ảnh những người lính có chung hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng cách mạng. Không chỉ vậy, Chính Hữu còn muốn ngợi ca tình đồng đội, đồng chí gắn bó thân thiết trong chiến đấu.
b) Giới thiệu về câu thơ:
- Vị trí câu thơ: Câu thơ khép lại bài thơ.
- Cấu tạo của câu thơ: Bốn tiếng ngắn gọn.
c) Cảm nhận về vẻ đẹp hình ảnh "Đầu súng trăng treo":
- "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh rất thực nhưng cũng rất lãng mạn:
+ Hình ảnh tả thực: Ánh trăng trên bầu trời.
- Hình ảnh lãng mạn:
+ "Súng": Đại diện cho người lính.
+ "Trăng": Đại diện cho nhà thơ.
=> Sự tổng hòa giữa chất trữ tình, lãng mạn nhưng cũng đầy thực tế của nhà thơ chiến sĩ Chính Hữu.
=> Vầng trăng xuất hiện trong không gian căng thẳng của cuộc chiến gợi liên tưởng đến những ước mong của người lính về một ngày mai đất nước được độc lập.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của hình ảnh thơ.
 

II. Viết đoạn văn Cảm nhận của em về câu thơ kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu hay nhất:

Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu kết thúc với hình ảnh "Đầu súng trăng treo" mang đầy ý nghĩa. Đó là hình ảnh thực mà tác giả đã nhận ra trong những đêm phục kích chờ giặc tới. Ánh trăng trên bầu trời mà đêm đêm vẫn tỏa thứ ánh sáng dịu hiền xuống mặt đất. Chẳng biết từ bao giờ trăng đã trở thành người bạn tri âm tri kỉ, đồng hành cùng người lính. Nhưng hình ảnh "Đầu súng trăng treo" còn gợi ra hình dung về vầng trăng như đang treo lơ lửng ngay trên đầu súng. Trong cuộc chiến, "súng" là biểu tượng cho chiến tranh ác liệt. Còn "trăng" tượng trưng cho cái đẹp, cho độc lập, tự do. Việc nhà thơ đặt hình ảnh "súng" và "trăng" cạnh nhau như muốn nhấn mạnh mong ước của những người lính về một ngày không xa đất nước được thống nhất. Việc đan cài giữa chất hiện thực và lãng mạn còn gợi nên vẻ đẹp tâm hồn của những người lính. Trong cái khắc nghiệt của chiến tranh, họ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Đó như là động lực tiếp thêm sức mạnh cho những người chiến sĩ có thể cầm chắc tay súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Việc để hình ảnh "Đầu súng trăng treo" ở cuối bài thơ chính là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Chính Hữu. Qua đó, ngợi ca tâm hồn lãng mạn của những người lính trong kháng chiến.

-------------------

Để tìm hiểu chi tiết hơn về văn bản, các em có thể tham khảo thêm văn mẫu lớp 9 khác như: Bài văn Phân tích hình ảnh người lính trong bài Đồng chí, Phân tích 7 câu thơ đầu trong bài thơ Đồng chí, Vẻ đẹp của tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng chí.

Dan y Cam nhan ve hinh anh dau sung trang treo trong bai tho Dong chi

Top bài văn Cảm nhận về hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài Đồng chí siêu hay của HSG

 

III. Viết bài văn Cảm nhận hình ảnh Đầu súng trăng treo trong Đồng chí hay ngắn:

Trăng là người bạn tri âm tri kỉ đồng hành cùng con người trong mọi hoàn cảnh. Từ bao lâu nay, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca một cách rất tự nhiên. Có rất nhiều nhà thơ mượn ánh trăng để giãi bày lòng mình. Tiêu biểu phải kể đến nhà thơ Chính Hữu với bài thơ "Đồng chí". Kết thúc bài thơ, tác giả gợi nhắc đến hình ảnh "Đầu súng trăng treo" mang nhiều ý nghĩa.

Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác vào năm 1948, sau khi nhà thơ và những người đồng đội của mình tham gia chiến dịch Việt Bắc. Qua bài thơ, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh những người lính có chung hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng cách mạng mong muốn mang lại hòa bình cho Tổ quốc. Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" nằm ở cuối bài thơ để nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn của những người đồng chí trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" mang hai nét nghĩa đó là tả thực và lãng mạn. Những đêm lạnh giá canh gác nơi rừng sâu, người lính vẫn trông thấy ánh trăng trên bầu trời đang chiếu sáng cho muôn loài. Vầng trăng quen thuộc như một người bạn đồng hành cùng họ trong mọi hoàn cảnh. Chính nhà thơ Chính Hữu đã từng chia sẻ rằng: "Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật". Vậy rõ ràng, với người lính, ánh trăng chính như tiếp thêm sức mạnh để họ có thể vững vàng tay súng chiến đấu. Nhưng không dừng lại ở nét nghĩa đó, nhà thơ Chính Hữu còn muốn mang đến cho ta một cảm nhận khác về ý nghĩa hình ảnh "Đầu súng trăng treo". "Súng" là biểu tượng của chiến tranh. Còn "trăng" tượng trưng cho hòa bình. Việc nhà thơ để hình ảnh "súng, trăng" cạnh nhau đã thể ước mong về một ngày không xa hòa bình sẽ đến với dân tộc.

Việc tác giả đan cài giữa chất hiện thực và lãng mạn trong câu thơ đã cho ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lính. Giữa cái khốc liệt của chiến tranh, họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, mở rộng lòng mình cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Và ước mong một ngày không xa đánh thắng được quân thù luôn thường trực trong trái tim của người lính.

"Súng" tượng trưng cho người lính, còn "trăng" thường gắn liền với thi nhân. Hình ảnh thơ "Đầu súng trăng treo" như sự hòa hợp đầy ngọt ngào giữa chất trữ tình lãng mạn của một nhà thơ và sự kiên cường, mạnh mẽ chảy trong máu người lính. Qua đó, ta thấy được bức chân dung, tính cách của tác giả Chính Hữu - một nhà thơ chiến sĩ nổi tiếng trong nền văn chương Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" khép lại bài thơ gợi nhiều liên tưởng độc đáo. Nhà thơ đã nhấn mạnh vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua đây, ta cũng phần nào thấy được tâm hồn bay bổng, lạc quan cùng ngòi bút tài hoa của Chính Hữu.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-van-cam-nhan-ve-hinh-anh-dau-sung-trang-treo-trong-bai-tho-dong-chi-hay-75769n.aspx
Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" mang đến cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị. Hy vọng sau khi tham khảo bài văn mẫu cảm nhận về hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu này, các em đã biết các ý chính trong bài, từ đó viết bài hay, đạt điểm cao.

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bài thơ Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh
Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
Dàn ý so sánh hình ảnh trăng trong bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng
Đoạn văn phân tích biểu hiện đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí
Từ khoá liên quan:

Cam nhan ve hinh anh dau sung trang treo trong bai tho Dong chi

, Viet doan van neu cam nhan cua em ve hinh anh dau sung trang treo trong bai Dong chi, Dan y Cam nhan ve hinh anh dau sung trang treo trong bai tho Dong chi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Việt Bắc

    Dàn ý và hai bài văn mẫu phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

    Việt Bắc là bài thơ nổi tiếng bậc nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của Tố Hữu. Thi phẩm mang đậm phong cách sáng tác đặc trưng của ông và cũng chứa nhiều biểu tượng của dân tộc. Em hãy cùng Taimienphi.vn Phân tích bài ...

Tin Mới