Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ

Những đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được ước nguyện chân thành, cao đẹp của người thi nhân khi muốn dâng hiến tất cả những gì đẹp nhất của bản thân cho mùa xuân chung của đất nước.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

viet doan van cam nhan ve suy nghi va uoc nguyen cua nha tho thanh hai trong mua xuan nho nho

Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ


I. Dàn ý đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong 2 khổ thơ 4,5 của bài.

2. Thân bài

- Ước nguyện dâng hiến:
+ Muốn làm "con chim hót", "một cành hoa" thơm, một "nốt trầm" để dâng lên cho cuộc đời những thanh âm rộn rã, màu sắc tươi đẹp nhất.
+ Điệp từ "ta làm" đã nhấn mạnh được khát khao hòa nhập, dâng hiến cho đất nước, cuộc đời chung.
+ Đại từ "ta" được thể hiện trong câu thơ không chỉ thể hiện tâm nguyện của tác giả mà mở rộng ra, đó còn là khát vọng chung của rất nhiều người.
→ Khát khao dâng hiến của nhà thơ bình dị mà chân thành.

- Lí tưởng sống cao đẹp:
+ Ông muốn đóng góp cho cuộc đời tất cả những gì đẹp đẽ nhất, dù là khi còn trẻ "khi hai mươi" hay khi mái đầu đã bạc "khi tóc bạc".
+ Điệp từ "dù" không chỉ là lời khẳng định chắc chắn mà còn là lời tự hứa của nhà thơ về ước nguyện dâng hiến mùa xuân nhỏ của bản thân cho mùa xuân chung của đất nước.
+ Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" trong khổ thơ cuối cùng mang ý nghĩa ẩn dụ, đó là tuổi xuân của con người, đó cũng là phần đẹp nhất mà nhà thơ Thanh Hải muốn "dâng cho đời".

3. Kết đoạn

Nhận xét về ước nguyện của nhà thơ


II. Bài văn mẫu đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ


1. Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, mẫu 1 (Chuẩn)

Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải không chỉ mở ra trước mắt người đọc bức tranh sống động về mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước mà còn gửi gắm những suy nghĩ và ước nguyện thật đẹp. Trong khổ 4,5 của bài, Thanh Hải đã bộc lộ niềm khát khao dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất cho mùa xuân chung của đất nước. Nhà thơ muốn làm "con chim hót", "một cành hoa" thơm, một "nốt trầm" để dâng lên cho cuộc đời những thanh âm rộn rã, màu sắc tươi đẹp nhất. Trong bản nhạc nhiều thanh âm của cuộc đời, nhà thơ chỉ muốn làm một nốt trầm lặng lẽ nhưng xao xuyến lòng người. Điệp từ "ta làm" đã nhấn mạnh được khát khao hòa nhập, dâng hiến cho đất nước, cuộc đời chung. Khát khao dâng hiến của nhà thơ bình dị mà chân thành. Ông muốn đóng góp cho cuộc đời tất cả những gì đẹp đẽ nhất, dù là khi còn trẻ "khi hai mươi" hay khi mái đầu đã bạc "khi tóc bạc". Điệp từ "dù" trong câu "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc" không chỉ là lời khẳng định chắc chắn mà còn là lời tự hứa của nhà thơ về ước nguyện dâng hiến mùa xuân nhỏ của bản thân cho mùa xuân chung của đất nước. Điều đáng quý là nhà thơ mong muốn cống hiến "lặng lẽ", hết mình nhưng không phô trương. Bằng những hình ảnh quen thuộc, giản dị cùng lời thơ gần gũi như lời bộc bạch, nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện đầy xúc động khát khao dâng hiến và ước nguyện hòa nhập.


2. Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, mẫu 2 (Chuẩn)

Mùa xuân nho nhỏ là một trong những bài thơ hay nhất viết về mùa xuân. Đặc biệt, trong hai khổ thơ 4,5 nhà thơ Thanh Hải còn thể hiện ước nguyện hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của đất nước, non sông. Trước hết, nhà thơ bày tỏ khát vọng được hòa nhập, mong muốn được mang đến niềm vui cho cuộc đời. Điệp từ "ta làm" gợi ra sự hối hả trong nhịp thơ đồng thời diễn tả được sự mãnh liệt trong khát vọng dâng hiến của nhà thơ. Nhà thơ mong muốn được "làm con chim hót", "một cành hoa" để có thể góp cho cuộc đời tiếng hót vui tươi và hương sắc rực rỡ nhất. Đại từ "ta" được thể hiện trong câu thơ không chỉ thể hiện tâm nguyện của tác giả mà mở rộng ra, đó còn là khát vọng chung của rất nhiều người. Không chỉ khát khao dâng hiến những gì đẹp nhất cho cuộc đời, trong khổ thơ cuối cùng, nhà thơ Thanh Hải còn thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành, mãnh liệt không kể tuổi tác. Nhà thơ "lặng lẽ" dâng hiến cho cuộc đời những gì đẹp nhất, dù là "tuổi hai mươi" hay "khi tóc bạc" thì ước nguyện ấy vẫn không thay đổi. Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" trong khổ 5 mang ý nghĩa ẩn dụ, đó là tuổi xuân của con người, đó cũng là phần đẹp nhất mà nhà thơ Thanh Hải muốn "dâng cho đời".


3. Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, mẫu 3 (Chuẩn)

Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, đây là thời điểm nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh. Thế nhưng, cảm xúc bao trùm bài thơ không phải cái bi quan, đau khổ của một người sắp "lìa xa trần thế" mà lại là sự tha thiết, chân thành của một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống. Từ những cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và mùa xuân của đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ ước nguyện dâng hiến chân thành, điều này được thể hiện tập trung trong hai khổ thơ 4,5 của bài. Bằng nghệ thuật lặp cấu trúc kết hợp với điệp từ "ta làm", nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ được khát khao dâng hiến cho quê hương, xứ sở. Những hình ảnh "con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" giản dị, đẹp đẽ đã thể hiện được ước muốn khiêm nhường mà cao đẹp của nhà thơ. Nhà thơ muốn hóa thân thành con chim, bông hoa, nốt trầm để dâng hiến cho cuộc đời thanh âm, màu sắc và những giai điệu đẹp đẽ nhất. Không chỉ có khát vọng sống cao đẹp, Thanh Hải còn có lí tưởng sống vô cùng cao cả. Khát vọng dâng hiến của nhà thơ lớn lao đến mức có thể vượt qua mọi thách thức của cuộc sống và giới hạn của thời gian "Dù là tuổi hai mươi/ Hay là khi tóc bạc". Nhà thơ Thanh Hải muốn dâng hiến cho cuộc đời chung "Một mùa xuân nho nhỏ" để mang tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất trong cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân chung của đất nước. Qua ước nguyện của nhà thơ, ta thấy được một con người tha thiết yêu đời, một tâm hồn đẹp, một nhân cách đẹp.

---------------HẾT---------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-cam-nhan-ve-suy-nghi-va-uoc-nguyen-cua-nha-tho-thanh-hai-trong-mua-xuan-nho-nho-69174n.aspx
Bên cạnh ước nguyện chân thành, cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải, các em có thể khám phá vẻ đẹp của bức trannh mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước qua việc tham khảo: Phân tích khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ, Suy nghĩ của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước, Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác - khổ thơ cuối
Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt
Từ khoá liên quan:

viet doan van cam nhan ve suy nghi va uoc nguyen cua nha tho thanh hai trong mua xuan nho nho

, cam nhan cua em ve uoc nguyen cua tac gia trong bai tho mua xuan nho nho, cam nhan kho 4 5 bai mua xuan nho nho,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

    Cảm nhận bài mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9

    Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 9. Để đọc hiểu và phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chính xác, đầy đủ nhất, các em học sinh có thể lưu lại nội dung hướng dẫ ...

Tin Mới