Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt

Bài thơ Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) đã gợi ra chúng ta những suy nghĩ về hành vi bắt nạt bạn bè. Hãy tham khảo một vài đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt dưới đây để hiểu rõ hơn những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ nhé.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt

viet doan van cam nhan ve bai tho bat nat

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tớ trong bài thơ Bắt nạt


I. Dàn ý Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
2. Thân đoạn:
- Nêu cảm xúc về nội dung của bài thơ.
- Nêu nhận xét về nghệ thuật của bài thơ: thể thơ, vần, nhịp, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...
3. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.


II. Đoạn văn tham khảo: Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt

1. Đoạn văn mẫu cảm nhận về bài thơ Bắt nạt số 1

Bài thơ "Bắt nạt" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đã để lại trong em nhiều suy nghĩ về hành vi bắt nạt bạn bè hiện nay. Mở đầu bài thơ, nhân vật đã khẳng định và phê bình hành vi bắt nạn là một hành động "xấu lắm". Nhân vật còn khuyên mọi người hãy làm những việc tốt đẹp và có ích hơn như học hát, học nhảy híp-hóp. Không chỉ vậy, nhân vật trong bài thơ còn khuyên nhủ mọi người nên bênh vực, bảo vệ những bạn nhút nhát, yếu đuối giống chú thỏ nhỏ "Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ...". Khép lại bài thơ, tác giả một lần nữa khẳng định hành vi bắt nạt là xấu, dù đối tượng bị bắt nạt là người lớn, trẻ con hay con mèo, con chó đi chăng nữa. Với thể thơ năm chữ kết hợp biện pháp điệp ngữ "đừng bắt nạt" và các câu hỏi tu từ "Sao không trêu mù tạt?", "Nhảy híp-hóp cho hay?" đã làm nổi bật giá trị mà bài thơ muốn truyền tải. Qua bài thơ, chúng ta cần có những hành xử đúng đắn với bạn bè, không cậy mạnh mà ức hiếp người khác, đồng thời phải biết yêu thương, đoàn kết với mọi người xung quanh.

Viet doan van cam nhan ve nhan vat “to” trong bai tho “Bat nat”

Bài văn mẫu lớp 3: Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt

2. Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt mẫu số 2

Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh qua bài thơ "Bắt nạt" đã để lại trong em những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong tình bạn. Ở ngay câu thơ đầu, nhà thơ đã khẳng định bắt nạt là hành vi xấu và cần phải loại bỏ "Bắt nạt là xấu lắm/ Đừng bắt nạt, bạn ơi". Thay vì dành thời gian đi bắt nạt người khác, chúng ta hãy làm những công việc tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Việc làm ấy vừa giúp bồi dưỡng bản thân, vừa giúp xã hội thêm văn minh, tốt đẹp. Chúng ta có thể học hát, học nhảy để rèn luyện năng khiếu nghệ thuật. Chúng ta có thể bảo vệ những người yếu ớt, nhút nhát giống như những con thỏ non "Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ...". Và đặc biệt, chúng ta không nên bắt nạn bất kỳ ai, dù đó là người lớn hay trẻ con, con chó hay cái cây "Đừng bắt nạt mèo, chó/ Đừng bắt nạt cái cây". Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi cùng biện pháp điệp ngữ "đừng bắt nạt" đã mang đến cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc. Bài thơ như một lời nhắc nhở chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước việc bắt nạt người khác. Mỗi chúng ta phải biết đoàn kết, yêu thương bạn bè và hãy trân trọng, nâng niu những tình bạn đẹp.

3. Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bắt nạt mẫu số 3

Đọc bài thơ "Bắt nạt" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, em lại có thêm những suy nghĩ sâu sắc về hành vi bắt nạt. Nhân vật đã bày tỏ thái độ của mình về việc bắt nạt bạn bè là một hành vi xấu "Bắt nạt là xấu lắm". Thay vì bắt nạt người khác, chúng ta hãy làm những công việc tốt đẹp hơn để cuộc sống ngày càng ý nghĩa và hạnh phúc. Mỗi người có thể đi học hát, học nhảy, vừa rèn luyện tài năng nghệ thuật, vừa tránh xa việc ức hiếp bạn bè "Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay?/ Thời gian trong một ngày/ Đâu để dành bắt nạt". Hay đó còn là khi chúng ta sống yêu thương, đùm bọc những người nhỏ bé, nhút nhát "Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ...". Mỗi người nên dũng cảm và sẵn sàng hành động để bảo vệ người bị bắt nạt, để môi trường học đường luôn hạnh phúc, lành mạnh "Bảo nếu cần bắt nạt/ Cứ đến bắt nạt tớ". Qua những câu thơ cuối, nhà thơ một lần nữa khẳng định hành động bắt nạt là vô cùng xấu xa và là hành vi đáng trách, đáng phải loại trừ. Bằng hình ảnh thơ gần gũi, ngôn ngữ giản dị cùng biện pháp điệp ngữ "đừng bắt nạt" đã gợi cho người đọc bài học về thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt ngày nay. Bài thơ là lời nhắc nhở mỗi người về cách ứng xử tốt đẹp với bạn bè xung quanh. Thay vì có những hành vi xấu xa như bắt nạt người khác, chúng ta nên cho đi những yêu thương.

Qua bài thơ Bắt nạt và các bài viết tham khảo trên đây, mong rằng em sẽ tự rút ra bài học cho bản thân về thái độ sống cùng cách ứng xử đúng đắn trong tình bạn nhé!

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-cam-nhan-ve-bai-tho-bat-nat-70803n.aspx
Các em cùng tham khảo thêm nhiều văn mẫu lớp 6 khác:
Từ bài thơ Bắt nạt, em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nạn bạo lực học đường
Kể về một buổi tiệc sinh nhật

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn cảm nhận về 3 câu thơ cuối bài thơ Mây và sóng
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trẻ em trong Gió lạnh đầu mùa - Văn mẫu lớp 6
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Những điều bố yêu
Từ khoá liên quan:

viet doan van cam nhan ve bai tho bat nat

, viet doan van cam nhan ve nhan vat to trong bai tho bat nat, doan van cam nhan bai tho bat nat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 6

    Tuyển tập văn mẫu lớp 6

    Mời bạn cùng tham khảo bài văn mẫu lớp 6 do Taimienphi.vn cung cấp. Đây là những bài văn hay do chúng tôi tham khảo, chọn lọc giúp các em có thêm tư liệu ôn tập và biết cách viết một bài văn hoàn chỉnh, chuẩn về ngữ nghĩ ...

Tin Mới