Thuyết minh về thể loại truyện ngắn

Bài văn Thuyết minh về thể loại truyện ngắn sẽ cung cấp cho các em những thông tin quan trọng về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của truyện ngắn trong nền văn học cũng như trong đời sống của con người.

Đề bài: Thuyết minh về thể loại truyện ngắn

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

thuyet minh ve the loai truyen ngan

Thuyết minh về thể loại truyện ngắn


I. Dàn ý Thuyết minh về thể loại truyện ngắn (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn về thể loại truyện ngắn

2. Thân bài

- Khái niệm truyện ngắn:
+ Hình thức tự sự nhỏ
+ Tập trung miêu tả một biến cố, sự kiện, hành động của nhân vật.

- Đặc điểm của truyện ngắn:
+ Dung lượng ngắn
+ Ít sự kiện, nhân vật
+ Truyện diễn ra trong khoảng thời gian và không gian hẹp.
+ Không kể toàn bộ quá trình, diễn biến của đời người mà chỉ kể một giai đoạn, một khoảnh khắc để truyền tải những nội dung, ý nghĩa sâu sắc

- Ý nghĩa: Ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

3. Kết bài

Khái quát ngắn gọn cảm nhận của bản thân


II. Bài văn mẫu Thuyết minh về thể loại truyện ngắn (Chuẩn)

Mỗi tác phẩm văn học là kết tinh của sáng tạo, tài năng, trí tuệ của người nghệ sĩ. Để truyền tải những nội dung, tư tưởng đến độc giả, mỗi tác giả lại lựa chọn một hình thức riêng, có người chọn thể loại thơ, người chọn tiểu thuyết, và cũng rất nhiều người lựa chọn thể loại truyện ngắn.

Truyện ngắn là một thể loại tự sự nhỏ, tác giả sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhân vật để kể lại một số phận, một cuộc đời, một biến cố hay sự kiện có vấn đề nào đó, qua đó thể hiện thái độ, góc nhìn và mang đến cho độc giả những chiêm nghiệm, bài học.

Có rất nhiều nhà văn lựa chọn truyện ngắn để ươm mầm cho tài năng, ý tưởng của mình bởi dung lượng của truyện nhỏ, nhân vật ít, thường chỉ tập trung vào một khía cạnh, một vài nhân vật và sự kiện nhỏ. Chẳng hạn như truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao tập trung khắc họa diễn biến tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng, hay trong truyện "Chiếc lá cuối cùng" xoay quanh thái độ của nhân vật Giôn-xi với sự sống qua những chiếc lá thường xuân cuối cùng.

Không gian và thời gian của truyện ngắn không trải dài như tiểu thuyết mà thường hẹp, các tác giả thường lựa chọn một thời điểm, một sự kiện, thậm chí một khoảnh khắc để trình bày những nội dung, ý tưởng. Ví dụ, trong truyện ngắn Tôi đi học, nhà văn Thanh Tịnh đã lựa chọn thời gian là lần đầu tiên đi học, không gian là nhà và trường học.

Truyện ngắn thường tập trung mô tả một khía cạnh của cuộc sống, một biến cố, sự kiện nào đó xảy đến trong cộc đời nhân vật. Qua những hành động, lời nói tác giả truyện ngắn làm nổi bật được tính cách nhân vật mà sâu xa hơn là phản ánh mặt tốt hay cái hạn chế của xã hội đương thời. Ví dụ: Qua cuộc đời bi kịch của Lão Hạc, đặc biệt là hành động ăn bả chó của lão Hạc, tác giả Nam Cao không chỉ đề cao, trân trọng con người giàu nhân cách của Lão Hạc mà còn lên án, phê phán xã hội đương thời đã đẩy con người ta vào bước đường cùng.

Một đặc điểm nổi bật khác của truyện ngắn không thể bỏ qua đó chính là cốt truyện. Cốt truyện ngắn thường tập hợp các tình tiết, sự kiện xảy ra nối tiếp nhau, các này tác động đến cái kia để đẩy mâu thuẫn, bi kịch của nhân vật lên đến cao trào và buộc nhân vật phải lựa chọn, giải quyết. Vẫn là trong truyện ngắn Lão Hạc, đứng trước 2 lựa chọn: Tiếp tục tiêu tiền đề dành cho con để duy trì sự sống hay sống lay lắt, đánh mất chính mình, làm liên lụy đến hàng xóm, lão Hạc đã lựa chọn cái chết để bảo vệ nhân cách, để làm tròn trách nhiệm của một người cha.

Tuy dung lượng truyện ngắn nhỏ, khi kể cũng không kể trọn vẹn quá trình, diễn biến của đời người nhưng lại có khả năng truyền tải lớn. Thông qua một cuộc đời, một bi kịch, một hành động trong truyện ngắn, tác giả đã khái quát được những hiện thực trong xã hội, trong chính cuộc sống của con người, qua đó mang đến cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc.

Truyện ngắn trải qua quá trình phát triển bền bỉ, truyện ngắn xuất hiện từ những ngày con người bắt đầu biết sáng tác văn chương và phải đến cuối thế kỉ XIX thì truyện ngắn mới có cơ sở phát triển mạnh mẽ và tạo nên những tiếng vang lớn.

Ở Việt Nam, truyện ngắn bắt đầu phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm hai mươi của thế kỉ XX với những đóng góp của các nhà văn lớn như: Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam...

Truyện ngắn là thể loại văn học học tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ngày nay truyện ngắn vẫn không ngừng phát triển với nhiều cây bút tài năng. Từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, truyện ngắn vẫn là thể loại có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà.

---------------------HẾT------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-the-loai-truyen-ngan-61977n.aspx
Thuyết minh về một thể loại văn học là một nội dung quan trọng xuyên suốt chương trình tập làm văn của học sinh lớp 8,9,10. Bên cạnh truyện ngắn, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài thuyết minh về các thể loại truyện ngắn khác như: Thuyết minh về thể loại văn học Phú, Thuyết minh về thể loại văn học Trường ca, Thuyết minh về thể thơ lục bát, Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Thuyết minh về con gà
Thuyết minh về con chó nhà em
Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh
Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Văn thuyết minh
Thuyết minh về thể loại văn học Trường ca
Từ khoá liên quan:

thuyet minh ve the loai truyen ngan

, thuyet minh ve mot the loai van hoc, thuyet minh ve truyen ngan,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới