Thuyết minh về chùa Trấn Quốc

Mỗi bài văn thuyết minh luôn chứa đựng những thông tin mới mẻ, khách quan và hữu ích, bởi thế khi viết văn thuyết minh các em không chỉ rèn luyện được kĩ năng viết bài mà còn trau dồi thêm nhiều kiến thức hữu ích. Tuy nhiên, còn rất nhiều bạn lúng túng trong cách làm bài, để giúp các em viết bài tốt hơn, xin chia sẻ bài văn mẫu Thuyết minh về chùa Trấn Quốc dưới đây. Các em cùng tham khảo để nắm được cấu trúc, cách làm một bài văn Thuyết minh về một ngôi chùa nhé.

Đề bài: Thuyết minh về chùa Trấn Quốc

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

thuyet minh ve chua tran quoc

Thuyết minh về chùa Trấn Quốc

Mẹo Cách làm bài văn thuyết minh hay


I. Dàn ý Thuyết minh về chùa Trấn Quốc


1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về chùa Trấn Quốc


2. Thân bài

a. Lịch sử hình thành, tên gọi
- Vốn có tên là chùa Khải Quốc, bắt đầu dựng từ thời Lý Nam Đế tại một thôn quê gần bờ sông Hồng.
- Năm 1842, vua Thiệu Trị quyết định đổi tên chùa thánh Trấn Bắc.
- Đến đời vua Lê Hy Tông, chùa đổi tên là Trần Quốc và được dùng cho đến ngày nay.

b. Vị trí địa lý
- Nằm trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
- Chùa tọa lạc tại một hòn đảo phía đông Tây Hồ

c. Kết cấu chùa Trấn Quốc
- Có ba ngôi chính với nhiều lớp nhà, được nối thành hình chữ công, bao gồm Tiền đường, thượng điện và nhà thiêu hương.
- Tiền đường của chùa Trấn Quốc hướng về phía Tây. Có hai dãy hành lang dài ở hai bên nhà thượng điện và nhà thiêu hương.
- Có một gác chuông ba gian nằm trên trục sánh chính, ở phía sau thượng điện.
- Mộ tháp cổ nổi bật trong khuôn viên của chùa là Bảo tháp lục độ đài sen.

d. Ý nghĩa
- Là một trong những biểu tượng của nền văn hóa lâu đời của Hà Nội.
- Minh chứng cho sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.


3. Kết bài

Khẳng định giá trị của chùa Trấn Quốc.


II. Bài văn mẫu Thuyết minh về chùa Trấn Quốc

Nhắc đến chùa Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Trấn Quốc - một trong những ngôi chùa cổ lịch sử lâu đời nhất nơi đây. Chùa Trấn Quốc cũng là một trong những niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Theo sử sách ghi chép lại thì chùa Trấn Quốc vốn có tên là chùa Khải Quốc, bắt đầu dựng từ thời Lý Nam Đế tại một thôn quê gần bờ sông Hồng. Chùa được dời vào và dựng trên nền xưa của cung Thúy Hoa, điện Hàn Nguyên vào năm 1615. Những năm về sau, được sự hỗ trợ của vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị cùng đóng góp của nhân dân chùa được trùng tu lại, đặt thêm chuông tượng và mở rộng diện tích. Năm 1842, vua Thiệu Trị quyết định đổi tên chùa thánh Trấn Bắc. Đến đời vua Lê Hy Tông, chùa đổi tên là Trần Quốc và được dùng cho đến ngày nay.

Chùa Trấn Quốc nằm trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa tọa lạc tại một hòn đảo phía đông Tây Hồ của một hồ nước ngọt rộng lớn.

Phía trên của chùa là hai câu đố được viết bằng chữ Nôm: "Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền", ngoài ra, con được ghi thêm ba chữ Phương điện môn ở trung tâm.

Chùa có kết cấu được thiết kế theo những nguyên tắc, trình tự nhất định. Có ba ngôi chính với nhiều lớp nhà, được nối thành hình chữ công, bao gồm Tiền đường, thượng điện và nhà thiêu hương. Tiền đường của chùa Trấn Quốc hướng về phía Tây. Có hai dãy hành lang dài ở hai bên nhà thượng điện và nhà thiêu hương. Có một gác chuông ba gian nằm trên trục sánh chính, ở phía sau thượng điện.

Bên trong chùa Trấn Quốc còn có các nhà tổ, nhà bia và một số mộ tháp cổ. Mộ tháp cổ nổi bật trong khuôn viên của chùa là Bảo tháp lục độ đài sen. Bao tháp cổ cao hơn 15m với 11 tầng. Mỗi tầng đều được đặt những pho tượng Phật bà trong các ô cửa hình vòm. Đỉnh tháp được gọi là Cửu phẩm liên hoa vì nó là đài sen 9 tầng, được làm từ đá quý. Đối xứng với bảo tháp là một cây bồ đề lớn với ý nghĩa: "Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp".

Chùa Trấn Quốc không chỉ là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo mà còn là một biểu tượng của nền văn hóa lâu đời của người dân Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung. Hơn nữa, ngôi chùa còn là một trong những minh chứng rõ nét cho sự phát triển Phật giáo ở Việt Nam.

Có thể thấy rằng, kiến trúc chùa có sự hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với sự thanh nhã, yên bình của cảnh quan. Nhớ vậy mà nơi đây thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đặc biệt là các tín đồ phật tử. Hy vọng rằng trong tương lai những nét văn hóa của chùa sẽ được lưu giữ và phát triển hơn nữa.

---------------------HẾT-----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-chua-tran-quoc-58365n.aspx
Bài thuyết minh về chùa Trấn Quốc trên đây đã giúp các em có thêm kinh nghiệm làm văn hay. Ngoài ra, để trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng, các em có thể tham khảo thêm Thuyết minh về chùa Một Cột, Thuyết minh về chùa Yên Tử, Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương, Thuyết minh về chùa Thiên Mụ. Hãy chăm chỉ mỗi ngày nhé. Chúc các em thành công!

Tác giả: Phạm Nhất Vương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Thuyết minh về chùa Yên Tử
Thuyết minh về chùa Bái Đính
Thuyết minh về chùa Tam Chúc
Thuyết minh về một ngôi chùa ở quê em
Thuyết minh về chùa Một Cột
Từ khoá liên quan:

thuyet minh ve chua tran quoc

, thuyet minh ve chua lop 10, dan y thuyet minh ve chua tran quoc,

Tin Mới