Suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống

Thành - bại; dại-khôn là những trạng thái đối lập nhưng lại có mối quan hệ mất thiết, tác động lẫn nhau trong cuộc sống. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, khám phá mối quan hệ giữa chúng qua bài văn mẫu suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống dưới đây nhé!

Đề bài: Suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

suy nghi ve thang va bai dai va khon trong cuoc song

Suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống


I. Dàn ý suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống

1. Mở bài

- Trong cuộc sống, ai cũng muốn trở thành một người chiến thắng, khôn ngoan
- Thế nhưng, có ai hiểu được ý nghĩa thực sự của thằng - bại, dại - khôn?

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa:
+ Thắng: vượt qua cản trở, thử thách, đối thủ để đạt tới mục đích, khẳng định bản lĩnh, sức mạnh bản thân.
+ Khôn: khôn khéo, khôn ngoan, hiểu biết trong suy nghĩ, hành động.
+ Dại, bại: trái ngược với thắng khôn, sự thua thiệt, thiếu khôn ngoan.
-> Thắng - bại, dại - khôn: Luôn đi kèm với nhau, là quy luật của cuộc sống. Có bại mới có thắng, có dại mới có khôn.
-> Để chiến thắng, con người cần phải trải qua quá trình dài học tập, chịu thử thách, tích lũy kinh nghiệm.
-> Khôn dại: Biểu hiện thường thấy trong cuộc sống. Mỗi lần dại dột sẽ cho ta kinh nghiệm để trưởng thành (khôn ngoan) hơn.
-> Trong cuộc sống con người thường xuyên gặp phải những vấn đề này, quan trọng là phải luôn biết hướng tới mục tiêu của cuộc đời mình, biết rút ra những bài học kinh nghiệm để trưởng thành, khôn ngoan hơn...(Còn tiếp)

>> Xem dàn ý Suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về thắng và bại, dại và khôn trong cuộc sống

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình trở thành một người chiến thắng, một người thành công, khôn ngoan nhất. Chẳng vậy mà Tố Hữu đã viết:

"Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?"

Thế nhưng không phải ai cũng là người đạt được đích đến thành công, hay chiến thắng. Bởi bài học rút ra ở đây, sau mỗi lần chiến dại, dại khờ là sự kiên cường, quyết tâm cao hơn nữa, là những kinh nghiệm để tích lũy cho những lần sau này. Vậy thắng bại, dại khôn là như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Cũng như câu thơ mà Tố Hữu đã đúc kết, từ chiêm nghiệm thực tế mà chúng ta hiểu rằng chiến thắng - chiến bại, dại - khôn trong cuộc sống hôm nay đều là những thăng trầm, những thử thách mà cuộc sống dành tặng cho chúng ta. Chúng là những quy luật hết sức tự nhiên của loài người và bất cứ ai cũng đều gặp phải. Tuy mang ý nghĩa khác nhau, đối lập với nhau thế nhưng chúng lại luôn đi song hành cùng với nhau, bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Như "thắng" tức là sự vượt qua khó khăn, thử thách, cản trở cũng như đối thủ để đạt tới đích đến, thành công, khẳng định được bản lĩnh cũng như sức mạnh của bản thân mình. Vậy "khôn" là gì? Đó là sự khôn ngoan, khôn khéo, hiểu biết trong hành động, trong suy nghĩ, cách ứng xử. Đây là hai từ ngữ thường được dùng để chỉ những người thành công, có nhiều thành tựu trong cuộc sống. Và đối lập với hai tính từ chỉ sự tốt đẹp này là "dại" và "bại", nó dùng để chỉ sự thua thiệt, thiếu khôn khéo, khôn ngoan, đôi khi chỉ sự vấp ngã, sai lầm.

Tuy có ý nghĩa đối lập là vậy, những sự song hành của chúng lại là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, để tâm. Bởi có chiến bại mới có chiến thắng, có dại rồi mới có khôn như câu thành ngữ nổi tiếng: "Thất bại là mẹ thành công". Phải, ai mà chẳng từng thất bại, từng dại khôn vài lần trong cuộc sống của mình, thế nhưng điều quan trọng nhất mà sự thắng bại, dại khôn mà chúng ta muốn nói ở đây là những bài học được rút ra từ những điều đó. Để chiến thắng, chúng ta phải trải qua khó khăn, đôi khi là thất bại liên tiếp rồi mới có được thành công như mong đợi. Khôn dại cũng vậy, có dại, có sai lầm thì ta mới có kinh nghiệm để tích lũy, để trưởng thành từng ngày.

Bởi vậy mới nói, trong cuộc sống, con người sẽ luôn gặp phải những vấn đề đối lập như thế này, điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết rút ra những bài học, những kinh nghiệm sống quý báu từ những sai lầm, thất bại ấy. Để từ đó, chúng ta hướng tới sự thành công, vượt qua chính bản thân mình. Bởi hạnh phúc, thành công không tự dưng đến với ta. Đó là cả một quá trình chúng ta nỗ lực, tích lũy kinh nghiệm bản thân, cho đi để được nhận lại.

Để có chiến thắng, có được hạnh phúc, con người phải vượt qua nhiều chặng đường gian nan. Chúng ta phải học được cách tìm được nguyên nhân từ trong chính thất bại để khắc phục, để làm nên chiến thắng cuối cùng vẻ vang. Cũng như khôn, dại, chẳng ai có thể khẳng định chắc chắn rằng chưa từng một lần dại dột làm thử một điều gì đó. Thế nhưng có thể chính từ sự dại dột, liều lĩnh ấy lại giúp ta nhận thức chính xác về cuộc sống cũng như tìm ra cho mình một lối sống, ứng xử, kinh nghiệm riêng để từng bước trưởng thành hơn.

Đúng vậy, cuộc sống càng nhiều thử thách thì khả năng chúng ta gặp thất bại, gặp khó khăn, làm chuyện dại dột lại càng tăng thêm. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta nhận thức được sai lầm của mình rồi tìm ra nguyên nhân và dần khắc phục nó. Mặc dù mỗi chúng ta đều hạn chế tối đa mắc phải những sai lầm, thế nhưng không thể phủ nhận được sự tất yếu cũng như sự cần thiết của những sai lầm. Bởi mỗi lần vấp ngã, chúng ta sẽ nhớ lâu hơn, sẽ tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân mình hơn nữa. Điều đó sẽ giúp ích cho chúng ta để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống để cải thiện cuộc đời của chính chúng ta.

Đã xác định thắng - bại, dại - khôn là một quy luật mang tính tất yếu, khó lòng tránh khỏi, thế nhưng chúng ta không thể tự cho phép bản thân mình vấp ngã liên tiếp mà không nhận ra sai lầm ở trong đó. Chúng ta biết tới một Edison chế tạo ra bóng đèn điện sau hơn hai ngàn lần sai lầm, thất bại. Có người nói ông thật dại dột khi cứ mãi đi tìm một điều không thể, nhưng những bài học rút dần ra sau mỗi lần thất bại đã khiến ông trở thành nhà sáng chế tài năng nhất thế kỉ XX. Có thể nói, sự thất bại, dại dột cũng là một sự khích lệ, một điều động viên tinh thần chúng ra trong hoàn cảnh khó khăn. Khi gặp thất bại, hãy đừng buông xuôi, đừng chú tâm tới những lời gièm pha của người đời, hãy tự tạo ra cho mình một bản sắc riêng được tạo thành từ kinh nghiệm của chính minh. Hãy kiên tâm và đủ nghị lực để không gục ngã trước khó khăn, thử thách mà cuộc đời mang đến, bởi biết đâu sau đó đã là cầu vồng rạng rỡ của thành công. Hãy nhớ tới Bill Gates, để trở thành một ông chủ lớn đã mất bao nhiêu năm, sau bao lần thất bại rồi mới trở thành người thành công, người chiến thắng như thế. Tất nhiên, ông chẳng thể tránh khỏi những sai lầm, dại dột. Hãy nghĩ tới Walt Disney, trước khi trở thành ông chủ - một kẻ giàu có bậc nhất thế giới, có trí tưởng tượng về một thế giới cổ tích tuyệt vời như thế từng bị đuổi khỏi công ty vì "thiếu trí tưởng tượng" và bị từ chối tới ba trăm linh hai lần trước khi thành lập được Disney. Tôi không khuyến khích bạn mắc sai lầm nhưng hãy cứ thử một lần làm điều mình muốn để rút ra được những kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Bởi nếu cứ giấu dốt, cứ không dại đi một lần thì bao giờ chúng ta mới tiến tới được thành công.

Xã hội càng phát triển, chúng ta càng có nhiều cơ hội hoàn thiện và phát triển bản thân mình, thế nhưng song hành với đó là thật nhiều khó khăn, thử thách, Nhưng hãy đừng nản lòng, hãy cứ cố gắng rèn luyện dù thất bại, dù bị dè bỉu là một kẻ thất bại vì biết đâu đó, một ngày những kinh nghiệm kia sẽ giúp bạn trưởng thành, trở thành một người chiến thắng. Đặc biệt là giới trẻ chúng ta, hãy cứ thử sức mình, hãy mắc sai lầm để thấy rằng chúng ta vẫn còn non trẻ, còn phải học tập và tích lũy nhiều hơn nữa.

Con người ai cũng mong sẽ đi đến được thành công, không trở thành một kẻ thất bại, một kẻ dại dột. Thế nhưng, quy luật tồn tại của vũ trụ là thế mà chúng ta chỉ là những kẻ đi theo. Bởi vậy, hãy luôn cố gắng tích lũy kinh nghiệm, hãy đừng nản lòng, hãy để ra cho mình những bài học riêng vì đó có thể là hành trang, nền tảng vững chắc để chúng ta bước vào một tương lại tương sáng.

-------------------HẾT-------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-thang-va-bai-dai-va-khon-trong-cuoc-song-46248n.aspx
Các em vừa cùng tìm hiểu về vấn đề Thắng-bại, dại-khôn trong cuộc sống con người, qua việc tìm hiểu chắc hẳn các em đã xác định cho mình một thái độ sống đúng đắn, một cách nhìn nhận, đánh giá những vấn đề của cuộc sống một cách tỉnh táo, toàn diện. Bên cạnh bài văn mẫu, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng vô cảm, Nghị luận xã hội về việc bán hàng rong trên đường phố hiện nay, Nghị luận về sự lười biếng, Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em.

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 5 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý suy nghĩ về đức hy sinh
Suy nghĩ về triết lí sống trong truyện ngắn Bến quê
Dàn ý nghị luận suy nghĩ về tuổi trẻ
Dàn ý suy nghĩ về vai trò của ý thức cộng đồng trong cuộc sống hôm nay
Suy nghĩ về câu nói: Cảm thông là chiếc chìa khoá mở cửa trái tim người khác
Từ khoá liên quan:

suy nghi ve thang va bai dai va khon trong cuoc song

, dan y ai chien thang ma khong he chien bai ai nen khon ma chang dai doi lan, dan y nghi luan ve thang va bai trong cuoc song,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích lớp 3

    Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích là một trong những đề văn khá phổ biến của chương trình Tiếng Việt lớp 3, bộ sách Kết nối tri thức. Để có thêm những ý tưởng về cách triển khai, hoàn thiện dạng đề này, mời em tham khảo những bài mẫu dưới đây do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!