I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1:
- Tác giả viết tác phẩm nhân thời điểm chuyển giao của lịch sử khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới. ( từ thế kỷ XIX – sang thế kỷ XX)
- Ở bài này tác giả đã nêu ra vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới dành cho thế hệ trẻ Việt Nam và những nhiệm vụ song hành cùng họ trên con đường đưa Việt Nam “ sánh vai với cường quốc năm châu”
- Ý nghĩa thời sự và lâu dài của vấn đề này là: Đưa Việt Nam bước ra khỏi cuộc sống nghèo nàn bằng tri thức hoá và công nghiệp hoá, đẩy mạnh công nghệ khoa học vào đời sống nhân dân.
Câu 2:
Dàn ý:
- Khái quát điểm mạnh, điểm yếu của người Việt
- Sự chuẩn bị về hành trang con người
- Những nhiệm vụ cần giải quyết
- Cái mạnh và cái yếu song hành
Câu 3:
Qua bài viết, tác giả cho rằng “ sự chuẩn bị của con người là quan trọng nhất” là hoàn toàn chính xác. Vì con người chính là nguyên nhân của sự phát triển, con người có nhanh chóng học tập, tiếp thu, sáng tạo thì mới có sự biến chuyển trong xã hội mới.
Câu 4:
- Điểm mạnh của người Việt là: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo
- Điểm yếu của người Việt là: lối học chay, học vẹt, khả năng thực hành bị hạn chế; thiếu đức tính tỉ mỉ
- Điểm mạnh và điểm yếu đó có quan hệ song hành trong thời kỳ xây dựng đất nước nhưng cần hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh
Câu 5:
-Tác giả đã nêu ra rất khách quan và thẳng thắn bằng kinh nghiệm quan sát của mình. Nhận thức được thế mạnh để phát huy, những hạn chế để giảm bớt.
- Tác giả đưa ra những điều khá mới mẻ đó là tập trung vào phân tích chỉ ra những yếu kém của người Việt Nam, những điều mà người Việt đã làm được để cố gắng.
- Dành thái độ tôn trọng những vấn đề khách quan hiện hữu để cho chúng ta thấy mặt trái, mặt phải, không kiêu căng ngạo mạn, cũng tránh để người đọc tự ti về chính mình.