Soạn bài Khi con tu hú, Ngữ văn lớp 8

Ở chương trình Soạn văn lớp 8 đầu học kì 2, các em đã được học bài thơ Nhớ rừng với tâm trạng bức bối muốn thoát khỏi xiềng xích của con hổ cũng chính là tâm sự thầm kín của những chí sĩ yêu nước trong cảnh nước mất nhà tan, đến với bài soạn Khi con tu hú chúng ta lại bắt gặp hình ảnh người chiến sĩ yêu nước trong cảnh ngục tù với nỗi khát khao tự do mãnh liệt nhưng được thể hiện một cách trực tiếp.

>> Soạn văn lớp 8

Mục Lục bài viết:
1. Hướng dẫn soạn bài
2. Hoàn cảnh sáng tác Khi con tu hú
3. Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
4. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Khi con tu hú
5. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú
6. Cảm nhận về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú


* Soạn bài Khi con tu hú

Khi con tu hú là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu được ông viết khi bị giam cầm trong nhà tù Thừa phủ. Bài thơ là tiếng lòng người chiến sĩ hết lòng với Tổ quốc đang khát khao tự do đến cháy bỏng khi nghe tiếng tu hú gọi hè bên ngoài phòng lao. Các em cùng theo dõi tài liệu soạn bài Khi con tu hú để hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm.

Câu 1: (Trang 20 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
- Khi con tu hú nhan đề của bài thơ là một cụm từ chỉ thời gian báo hiệu mùa hè, tuy nhiên cụm từ này vẫn đang còn dang dở, chưa hết ý.
- Khi con tu hú với tiếng tu hú kêu là dấu hiệu một mùa hè rực rỡ đang bắt đầu, người chiến sĩ cách mạng tuy bị giam trong bốn vách tường kín, nhưng lòng vẫn rạo rực nỗi niềm yêu cuộc sống, yêu cách mạng, luôn khao khát tự do cháy bỏng như cái nắng của mùa hè, như tiếng kêu giục giã của tu hú.
- Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn của tác giả vì tiếng kêu này đang báo hiệu một mùa hè rực rỡ, sôi động đầy màu sắc ngoài kia đang bắt đầu, khơi gợi trong tâm hồn tác giả niềm khao khát được tự do bay nhảy mãnh liệt, trái ngược với cảnh lao tù chật chội, bí bách, ngột ngạt, khi tác giả đang một lòng hướng cách mạng nhưng lực bất tòng tâm.

Câu 2: (Trang 20 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
- Cảnh sắc trong 6 câu đầu của bài thơ là một cảnh sắc tươi đẹp, đầy sức sống, lại cũng có chút ồn ào, náo nhiệt, bắt đầu bằng tiếng tu hú tha thiết, vui vẻ gọi bầy báo hiệu mùa hè bắt đầu rồi đấy.
- Cây trái đang bước vào mùa thu hoạch với “Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”, không gian càng thêm rộn rã hơn với tiếng ve ngân trong vườn râm, lại nhuộm thêm cho bức tranh mùa hè bằng hai thứ màu, màu vàng của bắp rây đang phơi trải đầy một sân lớn, bao phủ lên khắp không gian là màu hồng nhè nhẹ, dịu dàng của “nắng đào” tạo cảm giác ấm áp và viên mãn làm sao.
- Khi không gian dưới mặt đất tạo cảm giác ấm áp, trù phú, thì trên trời tác giả vẽ ra một khoảng trời vừa cao vừa rộng, lại thêm một màu xanh ngắt, và điểm tô là “Vài con diều sáo lộn nhào từng không”, tạo một không gian tự do, phóng khoáng hơn hết.
=> Cả đoạn với 6 câu thơ đều ngầm thể hiện tâm hồn yêu cuộc sống của tác giả, tuy thân trong lao ngục nhưng bằng trí nhớ của mình tác giả vẫn có thể vẽ ra một mùa hè sống động ngoài kia, có thể thấy rằng trong lúc này đây tác giả đang khao khát được thấy cảnh sắc mùa hè ngoài kia như thế nào, niềm khao khát tự do đang cháy bỏng, sôi trào mãnh liệt.
- Tác giả chỉ muốn thoát ra khỏi cái lồng giam ngột ngạt này, để được tự do như con diều sáo mà ngắm nhìn cảnh sắc, để được hít thở bầu không khí tự do, khoáng đạt của mùa hè.

Câu 3: (Trang 20 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
- Đối lập với 6 câu đầu chỉ thể hiện ngầm tâm trạng của tác giả và cái sắc thái ở đây cũng nhẹ nhàng, thầm kín, có chút mộng mơ tươi đẹp thì bốn câu cuối lại thể hiện rõ ràng và trực tiếp tâm trạng của người tù: Bức bối, ngột ngạt, khao khát tự do đến mãnh liệt. Tác giả dùng các từ ngữ ngữ trực tiếp nhất, với sắc thái mạnh mẽ để diễn tả tâm trạng bực bội, bí bách, không lối thoát của bản thân lúc này: “chân muốn đạp tan phòng”, “ngột làm sao”, “chết uất thôi”. Thêm vào đó là cách ngắt nhịp có phần khác biệt, tạo cảm giác dồn dập, thể hiện tâm trạng bức xúc, bứt rứt tay chân của tác giả ở câu 8 với nhịp (6/2) câu 9 với nhịp (3/3).
- Tác giả có hai lần nghe được tiếng tu hú kêu, tuy nhiên giữa hai lần này có sự đối lập đầy lô-gíc. Lần đầu là khi mở đầu bài thơ, tiếng tu hú vui vẻ gọi bầy như mở ra một thế giới tươi đẹp trước mắt tác giả, dấy lên trong lòng Tố Hữu một niềm vui bay bổng, ước mơ được hòa mình vào không gian mùa hè đẹp đẽ này. Nhưng đến tiếng kêu của tu hú ở cuối bài lại tạo nên cho tác giả sự bực bội, tác giả như tự hỏi tại sao con chim tu hú được tự do bay lượn, gọi bầy còn bản thân lại phải sống trong tù tội, giam cầm, liệu có công bằng không. Tiếng kêu đó tha thiết quá, càng làm tác giả bối rối trong loạt suy nghĩ không lời giải, càng khiến tâm trạng tác giả đau khổ và bứt rứt, khi bản thân sống những ngày tháng “Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao”,  khi đồng đội đang hăng say làm cách mạng, tác giả lại lực bất tòng tâm. Phẫn uất làm sao, điều này càng khiến lòng căm thù những kẻ cướp nước của tác giả được đẩy lên cao, cùng với khao khát được trở về với cuộc sống tự do, thoát khỏi cái lồng giam chỉ có bốn bức tường trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chỉ có tự do mới là lối thoát duy nhất cho tác giả.

Câu 4: (Trang 20 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
Cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm sau:
- Thứ nhất về nội dung: Bài thơ thể hiện niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt, lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc của tác giả.
- Thứ hai về nghệ thuật: Tác giả sử dụng thuần thục, uyển chuyển thể thơ lục bát, dùng nhiều hình ảnh gần gũi, thân thuộc, các từ ngữ gợi cảm, sinh động, hấp dẫn người đọc người nghe, thể hiện được diễn biến tâm trạng tuy đối lập mà lại đầy lô-gíc qua hai lần nghe tiếng tu hú ở đầu và cuối bài thơ. Qua đó cũng thể hiện được tinh thần yêu tự do, lòng yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.

---------------HẾT------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài khi con tu hú bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo) và cùng với phần Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-8-khi-con-tu-hu-30236n.aspx
Bên cạnh nội dung Soạn văn lớp 8 - Khi con tu hú đã học, các em có thể chuẩn bị và tìm hiểu nội dung phần tình thái từ để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 8 của mình hơn.

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (3.6★- 16 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
Cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài khi con tu hú
Hãy phân tích tâm trạng bức bối, khao khát tự do qua bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu
Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Khi con tu hú
Từ khoá liên quan:

soan bai khi con tu hu ngu van lop 8

, soan bai khi con tu hu cua to huu, soan bai khi con tu hu cuc ngan,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 8

    Tuyển tập văn mẫu lớp 8

    Bài văn mẫu lớp 8 được Taimienphi.vn cung cấp dành cho những em học sinh lớp 8. Những bài văn mẫu mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng cũng phần nào giúp cho các em nắm bắt được cách viết, cách triển khai ý và không ...

Tin Mới