Soạn văn lớp 7 là một trong số những tài liệu hỗ trợ quá trình học tập môn văn của các em học sinh lớp 7 trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Với bài soạn văn lớp 7 tổng hợp của các kì 1, và kì hai cùng với đầy đủ những nội dung bài học ngắn gọn và súc tích chắc chắn sẽ giúp các em học sinh lớp 7 sẽ nắm vững kiến thức ngữ văn lớp 7 và có phương pháp học tập hiệu quả hơn.
Trong tài liệu soạn văn lớp 7 ngoài nội dung đầy đủ những kiến thức bài học còn được sắp xếp theo trình tự phù hợp với bài học trong sách giáo khoa hỗ trợ các em học sinh có thể theo dõi và học tập hợp lý nhất. Ngoài những kiến thức về các bài văn thì những bài về chính tả, tiếng việt tất cả có liên quan và những kiến thức được đề cập đến trong cuốn ngữ văn 7 đều được soạn rõ ràng và theo đúng trình tự.
Tài liệu soạn văn lớp 7 hay chọn lọc nhất
Học ngữ văn lớp 7 không có nhiều kiến thức khó, tài liệu soạn văn sẽ hỗ trợ các bạn học sinh soạn bài hiệu quả với các thể loại tù văn tóm tắt, miêu tả, phân tích, thuyết minh hay tự sự, biểu cảm. Trong soạn văn 7 ngắn gọn, đầy đủ còn có những bài văn mẫu giúp các bạn học sinh có thể tham khảo và dễ dàng hơn trong quá trình làm văn của mình. Để có thể nắm bắt được kiến thức môn ngữ văn bất cứ khối lớp nào thì việc soạn văn trước khi lên lớp học là điều rất cần thiết giúp các em dễ dàng học tập và làm quen với cấu trúc bài học ngay từ khi ở nhà khi được thầy cô giảng dạy sẽ dễ dàng nhận thức hơn.
Soạn văn lớp 7 cũng được coi là tài liệu giúp cho quá trình học môn văn trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Có nhiều học sinh chán ngán học môn văn bởi không có sự hứng thú nhưng đây là một trong số những môn bắt buộc chính vì thế để học tốt cũng cần có bí quyết và áp dụng đúng cách học chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao. Bí quyết học giỏi môn văn của nhiều bạn học sinh là luyện đọc nhiều và tập trung nghe giảng trên lớp, soạn bài ở nhà thật chi tiết và rõ ràng. Việc soạn văn ở nhà rất quan trọng chính vì thế những tài liệu như soạn bài lớp 7 sẽ hỗ trợ các bạn nắm bắt được kiến thức trước khi nghe thầy cô giảng và sự hứng thú học tập sẽ ngày càng được nâng cao.
Một số mẫu soạn văn lớp 7 hay
- Soạn văn lớp 7 số 1: Cách làm bài văn lập luận giải thích
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",...) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, ..., ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:
Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ,... nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,... của hình ảnh, câu văn... để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.
Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,... khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,...), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;...) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,...
b) Bước 2: Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục ba phần:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,... và nêu ra nội dung của nó.
Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.
Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài
Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? "nhân đạo" là gì? "khiêm tốn" là thế nào? "phán đoán" là gì? "thẩm mĩ" là gì?
Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác
Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề
Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề
Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ
c) Bước 3: Viết bài
Mở bài: Có thể viết theo các cách:
Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.
Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.
Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.
Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.
Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Với đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy viết thêm những cách kết bài khác.
Gợi ý: Tham khảo hai đoạn kết bài sau:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước mà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việc đi để mà học lấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cành cần phải "đi cho biết đó biết đây" để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.
Nói một cách công bằng thì bài học đã được nhân dân ta đức kết trong câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều "ngày đàng" để học lấy nhiều "sàng khôn" hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.
- Soạn văn 7 số 2: Mùa xuân của tôi
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.
1. Thể loại: Văn bản Mùa xuân của tôi cũng được viết theo thể tuỳ bút, trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.
2. Tác giả
Vũ Bằng (1913 - 1984) là một nhà văn, nhà báo đã khá nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm trước Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn, vừa viết văn, làm báo vừa tham gia hoạt động cách mạng. Dù ở xa nhưng Vũ Bằng luôn nhớ về Hà Nội, về quê hương yêu dấu với biết bao kỉ niệm êm đềm, những ấn tượng sâu sắc không thể phai nhoà. Ông đã viết thiên tuỳ bút rất gợi cảm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (in trong tập Thương nhớ mười hai) để thể hiện nỗi nhớ bâng khuâng, da diết và lòng mong mỏi đất nước thống nhất của mình.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài tuỳ bút này tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê.
2. Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “mở hội liên hoan”): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: Từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
3. a) Trong đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”, cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
b) Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
c) Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.
4. a) Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,…Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn, … mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: Chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.
5.* Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Cần chú ý sự khác nhau về giọng điệu của ba bài tuỳ bút. Thạch Lam miêu tả cốm – một thức quà rất quen thuộc với người Việt Nam, ông chỉ muốn qua cốm gợi lên những tiếng lòng đồng điệu về tình yêu, niềm tự hào về một vẻ đẹp riêng của đất nước. Minh Hương miêu tả Sài Gòn với những cảm nhận rất riêng, Vũ Bằng lại viết về mùa xuân đất Bắc trong nỗi nhớ thương da diết. Trong tâm trạng ấy, câu văn của Vũ Bằng dường như chất chứa nhiều tâm sự hơn.
Có khi những câu văn theo mạch cảm xúc bất ra bất ngờ, không theo quy tắc thông thường: “Tự nhiên như thế: Ai cũng chuộng mùa xuân”.
Có khi tác giả tự chất vấn mình, rồi lại để cho dòng cảm xúc tuôn chảy miên man: “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con…”.
Có khi tiếng kêu bật ra khi dòng cảm xúc không kìm nén lại được: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu…”.
Khi đọc cần bám sát mạch của từng câu văn, đoạn văn để chọn giọng đọc cho phù hợp.
2. Sưu tầm một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Tham khảo đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
3. Lựa chọn một mùa mà mình thích nhất. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mùa ấy (chú ý biểu cảm về những nét đặc trưng của mùa, như: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, sự vật, con người,…).
- Soạn văn lớp 7 số 3: Luyện tập lập luận giải thích
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Chuẩn bị ở nhà
Cho đề văn: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người“. Hãy giải thích nội dung của câu
nói đó.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý:
Đề văn yêu cầu giải thích vấn đề gì? Cắt nghĩa câu nói để nắm được vấn đề cần giải thích. Chú ý giải thích ý nghĩa của hình ảnh “ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ” để thấy người nói đã coi trọng vai trò của sách như thế nào.
Liên hệ với thực tế (Sách giáo khoa, sách tham khảo,…em đang sử dụng) và với những ý kiến khác về vai trò của sách trong đời sống của con người (đọc lại bài Ích lợi của việc đọc sách ở Bài 19) để xác định hướng phát triển ý trong bài viết.
b) Lập dàn bài:
– Giải thích các từ ngữ trọng tâm của câu nói để làm rõ luận điểm cần giải thích: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. (giải thích cả nghĩa đen và nghĩa bóng).
– Giải thích mối quan hệ giữa sách và trí tuệ.
+ Sách là kết tinh của trí tuệ. Có trí tuệ thì mới có sách.
+ Sách giúp phát triển trí tuệ.
– Tại sao nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người? Không có sách thì sao? Đưa ra ví dụ để khẳng định vai trò “dẫn đường” của sách.
– Giải thích ý nghĩa của câu nói bằng những liên hệ trong thực tế và bằng những câu nói khác, ví dụ: Sách là người bạn lớn của con người.
– Em có đồng tình với câu nói tôn vinh vai trò của sách ấy không? Em có suy nghĩ gì về việc đọc sách và lựa chọn sách, dùng sách cho việc học tập?
– Sắp xếp các ý dự định sẽ viết theo bố cục ba phần, chú ý trình tự giải thích các ý trong nội dung của vấn đề.
c) Viết một số đoạn văn: Viết đoạn Mở bài, một số đoạn giải thích cụ thể, Kết bài.
2. Thực hành trên lớp
– Thực hiện các yêu cầu của thầy, cô giáo
– Trao đổi với các bạn trong tổ về dàn bài
– Chú ý lắng nghe nhận xét của thầy, cô giáo, của các bạn; ghi chép và xem lại dàn ý của mình để chỉnh sửa nếu cần.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi:
(Tuyển một bài lập luận giải thích về vai trò của sách)
1. Em có đồng ý với những ý kiến giải thích về vai trò của sách trong bài văn không?
2. Bài văn đã giải thích bằng cách nào? Hãy tóm tắt những ý chính của bài văn.
3. Đối chiếu với dàn bài của mình để tự rút ra cách giải thích tốt nhất.
- Soạn văn 7 số 4: Luyện tập lập luận chứng minh
Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Vấn đề cần chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
- Cách lập luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.
b. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ: Về nghĩa đen và nghĩa bóng.
+ Nghĩa đen: Ý tự lời hay.
+ Nghĩa bóng (luận điểm chính): Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.
Lí lẽ và dẫn chứng:
- Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay:
+ Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)
+ Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn: Tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…
+ Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …
- Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.
c. Kết bài:
Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.
3. Viết bài
Mở bài: Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh.Trong số đó không thể kể đến đạo lí về lòng biết ơn - một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
Kết bài: Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.
- Soạn văn lớp 7 số 5: Ý nghĩa của văn chương
Soạn Văn: Ý nghĩa của văn chương
Hướng dẫn soạn bài
Bố cục (3 phần):
- Đoạn 1 (từ đầu … muôn loài): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Đoạn 2 (tiếp … sáng tạo ra sự sống): Nhiệm vụ của văn chương
- Đoạn 3 (còn lại): Công dụng của văn chương.
Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
- “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Cuộc sống vốn nhiều màu sắc và văn chương chính là hình ảnh phản chiếu của màu sắc ấy.
- “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: Văn chương dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Công dụng của văn chương:
- Gợi tình cảm và lòng vị tha.
- Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Làm hay, làm đẹp những điều bình dị trong cuộc sống.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
a. Văn bản thuộc loại văn nghị luận nghị luận văn chương. Vì nội dung nghị luận thuộc vấn đề văn chương.
b. Nét đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: Vừa có lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh.
Dẫn chứng: Đoạn mở đầu văn bản, đoạn nói về mãnh lực văn chương.
Luyện tập
- “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có”: Đem đến tâm hồn ta những cảm xúc, những tình cảm mới mà ta chưa hề biết. Ví như “Lòng em nhớ đến anh - cả trong mơ còn thức” (Sóng - Xuân Quỳnh), cái cảm xúc nhớ ai đó đến thao thức, đến sâu đậm như vậy đâu hẳn ai cũng từng trải.
- “Luyện tình cảm ta sẵn có”: Làm cho những tình cảm sẵn có trong ta trở nên mãnh liệt, sâu sắc hơn. Đọc Cổng trường mở ra của Lí Lan, ta như nhớ lại cảm xúc khi bỡ ngỡ bước vào cánh cổng trường mới, xa lìa vòng tay quyen thuộc.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-7-29844n.aspx
Tài liệu soạn văn lớp 7 sẽ có rất nhiều những bài học từ kì 1 và kì 2 cùng những bài nâng cao đều được soạn rõ ràng nhất. Từ những bài tiếng việt như soạn văn 7 từ ghép, từ láy, liên kết trong văn bản hay những bài văn học như soạn văn 7 cổng trường mở ra.... Tất cả những kiến thức ngữ văn lớp 7 được tổng hợp chi tiết và ngắn gọn trong tài liệu soạn văn 7 các để học tốt ngữ văn 7 bạn hãy cùng tham khảo và lựa chọn làm tài liệu học tập cho mình để việc học văn trở nên dễ dàng đơn giản hơn bao giờ hết. Cùng với tài liệu soạn văn lớp 7 đối với các em học sinh lớp 8 Tải Miễn Phí cũng cập nhật tới các em tài liệu soạn văn lớp 8 để bổ trợ giúp cho quá trình học tập của các em được tốt hơn, tài liệu bài soạn văn lớp 8 gồm nhiều nội dung khác nhau các bạn học sinh có thể tham khảo trực tuyến hoặc cũng có thể tải về để sử dụng nhé.