Hướng dẫn Soạn bài Lượm sẽ cùng các em tìm hiểu về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa tác giả Tố Hữu với chú bé Lượm, qua đó cảm nhận được vẻ đẹp của Lượm người chiến sĩ giao liên nhỏ tuổi nhưng gan dạ, dũng cảm.
HOT Soạn văn lớp 6 đầy đủ, chi tiết
Bài thơ Lượm của nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu là bài thơ hay và khá quen thuộc với các em học sinh. Chắc hẳn các em vẫn chưa quên được hình ảnh chú bé liên lạc Lượm nhỏ tuổi với dáng người nhỏ nhắn, hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng cũng không kém phần dũng cảm, mưu trí trên con đường đi liên lạc đầy bom đạn của kẻ thù. Tuy nhiên để hiểu một cách sâu sắc nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, các em cần soạn bài Lượm kĩ càng, chu đáo trước khi đến lớp. Bài soạn văn lớp 6 của chúng tôi đã gợi ý cho các em các câu hỏi SGK trang 76, các em có thể tham khảo.
1. Soạn bài: Lượm ngắn 1
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
- Bài thơ được tác giả kể về nhân vật Lượm bằng hồi tưởng của mình. Đó là khoảng thời gian Huế đổ máu, cậu bé liên lạc Lượm đã trải qua bao khó khăn, gian khổ để hoàn thành công việc liên lạc. Nhưng không may thay, cậu đã hi sinh trên đường làm việc.
- Dựa vào nội dung trên có thể chia bài thành 3 phần:
Phần 1: Hình ảnh Lượm khi lần đầu gặp gỡ ( từ đầu đến “ cháu đi xa dần”
Phần 2: Hành trình làm việc vất vả của Lượm và khi cậu hi sinh( tiếp đến “ hồn bay giữa đồn”
Phần 3: Lượm mãi là cậu bé liên lạc đáng yêu, hồn nhiên ( đoạn cuối)
Câu 2:
* Cậu bé Lượm được miêu tả ngoại hình như sau:
- Về trang phục: Cái xắc xinh xinh, mồm huýt sáo vang, ….
- Về cử chỉ: Cái đâù nghênh nghênh, nhảy trên đường vàng, …
- Về lời nói: Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à,…..
* Các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ góp phần làm cho hình ảnh miêu tả Lượm thêm sinh động, chân thật, đáng yêu, dễ mến, …
Câu 3:
- Trong mắt nhà thơ, lần liên lạc cuối cùng của chú bé Lượm vẫn tràn đầy nhiệt huyết, hăng say làm việc, cống hiến hết mình
- Lượm hi sinh trên đường liên lạc là hình ảnh tươi đẹp của sự cống hiến, cảm hứng thiêng liêng cao cả của người chiến sỹ cách mạng
Đó là cảm hứng sử thi của dòng văn học kháng chiến đầy hoài bão và khát vọng tự do. Lượm là tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam những năm kháng chiến gian khổ ấy
-Bài văn sử sụng một số cấu trúc đặc biệt như:
“Thôi rồi, Lượm ơi” Cho thấy cảm giác hụt hẫng, tiếc nuối của tác giả; hay “ Lượm ơi, còn không?” Cho thấy tiếng nói thân thương như muốn nhấn mạnh Lượm đã không còn trên đời nhưng Lượm sẽ còn mãi trong lòng mọi người
Câu 4:
- Tác giả đã cùng lúc gọi Lượm bằng nhiều cái tên như: Lượm, chú bé, đồng chí nhỏ, ….
- Đó là cách gọi vừa thân thuơng, vừa gần gũi của những người đồng đội, tác giả coi Lượm vừa như một chú bé, vừa là người đồng đội nhỏ và cả những từ mang cảm xúc mạnh mẽ khi gọi tên cậu
Câu 5:
Hình ảnh câu thơ “ Lượm ơi, còn không?” lặp đi lặp lại trong khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc còn hồ nghi, tác giả còn chưa tin Lượm đã rời đi. Khẳng định cậu còn mãi sống trong tâm hồn những người dân Huế
II. Luyện tập
Gợi ý:
Hình ảnh Lượm ngày ngày trên cánh đồng lúa khiến những người lính đều thầm cảm phục
Như mọi ngày, cậu xếp từng tập thư vào túi và đi làm nhiệm vụ mà không quên chào mọi người
Cánh đồng hôm ấy, giặc đổ đạn ào ào, nhanh chân chạy vào căn cứ nhưng không, câụ đã bị dính đạn
Tiếng đạn dội xuống ầm ầm, Lượm ngã xuống giữa cảnh đồng chín vàng
2. Soạn bài: Lượm ngắn 2
---------------HẾT----------------
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết SGK Ngữ Văn lớp 6.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-6-soan-bai-luom-30507n.aspx
Chi tiết nội dung phần Soạn bài Thầy bói xem voi để có sự chuẩn bị tốt cho bài Thầy bói xem voi.