Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

Hằng ngày, cuộc sống quanh ta diễn ra biết bao nhiêu sự kiện đáng quan tâm. Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo, học kì II sẽ giúp em biết cách viết văn thuyết minh chia sẻ thông tin và diễn biến của sự kiện mà mình đã tham gia hoặc chứng kiến.

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

soan bai viet van ban thuyet minh thuat lai mot su kien ngan nhat ngu van 6 chan troi sang tao

 

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

 

 

Các bước khi viết bài:

 

Bước 1: Chuẩn bị.

- Xác định đề tài.

- Thu thập tư liệu.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.

* Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt ra một số câu hỏi.

* Sắp xếp ý theo bố cục ba phần của bài văn:

- Mở bài:

+ Giới thiệu về thời gian, không gian diễn ra sự kiện.

+ Nêu cảm nhận chung về sự kiện.

- Thân bài:

+ Nêu lên mục đích của sự kiện.

+ Nêu quang cảnh, không khí chung nơi sự kiện diễn ra.

+ Lần lượt kể theo trình tự: sự việc mở đầu, các hoạt động tiếp theo, sự việc kết thúc.

- Kết bài:

+ Nhận xét, đánh giá chung về sự kiện.

+ Cảm xúc, suy nghĩ mà sự kiện này mang lại.

Bước 3: Viết bài.

- Viết bài dựa trên dàn ý đã lập.

Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa.

- Kiểm tra bài viết xem đã đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề bài chưa.

- Kiểm tra chính tả, diễn đạt.

soan bai viet van ban thuyet minh thuat lai mot su kien ngan nhat ngu van 6 chan troi sang tao 2

 

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

 

 

Đề bài: Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự hoặc chứng kiến.

 

I. Dàn ý bài thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham gia hoặc chứng kiến:

1. Mở bài:

- Giới thiệu hội thi thổi cơm: Xuất hiện vào ngày hội làng sau Tết.

- Nhận xét chung về sự kiện: đông vui, thú vị.

2. Thân bài:

- Nêu quang cảnh, không khí chung nơi diễn ra sự kiện:

+ Đình làng - địa điểm gắn bó thân thuộc với người dân.

+ Không khí: náo nhiệt, vui vẻ, ai cũng háo hức chờ đợi các phần thi.

- Kể lần lượt các sự việc theo trình tự:

+ Phần thi kéo lửa và lấy nước: các thanh niên được phát các dụng cụ để nhóm lửa, nhóm còn lại thi gánh nước mang về đun sôi.

+ Phần thi giã gạo: Các thành viên khác sẽ gạo và sàng cho sạch trấu để nấu cơm.

+ Phần thi thổi cơm: người khéo léo nhất trong đội sẽ được chọn để thổi cơm.

+ Các cụ cao tuổi sẽ lấy các niêu cơm mang vào cúng thần linh rồi ban giám khảo mới được nếm và chấm giải.

3. Kết bài:

+ Ý nghĩa hội thi: cầu mong cuộc sống no đủ, hạnh phúc.

+ Nhận xét: Hội thi ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc.

II. Bài văn mẫu thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham gia hoặc chứng kiến:

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta lại thấy khắp các địa phương trên cả nước nao nức tổ chức lễ hội mừng năm mới. Trong đó, lễ hội phổ biến nhất của miền Bắc phải kể đến chính là hội thi thổi cơm đầy thú vị.

Hội thi thổi cơm thường được tổ chức ở đình làng với sự tham gia của đông đảo người dân. Mỗi đội chơi sẽ có khoảng 10 người: 5 nam, 5 nữ. Các đội cùng thực hiện công việc thổi cơm trong vòng 1 tiếng. Hội thi thổi cơm thường có 3 phần chính: thi kéo nước và lấy lửa, thi giã gạo, thi thổi cơm. Ở phần thi kéo nước và lấy lửa, thanh niên nam trong đội sẽ chia làm đôi, những người thi lấy lửa sẽ được phát rơm, đoạn tre đực già dùi sẵn khe nhỏ và một khe giang luồn vào đó để đánh lửa. Những thanh niên còn lại sẽ ra giếng gánh nước mang về, đợi lửa cháy rồi sẽ đun sôi nước đợi gạo. Những người phụ nữ trong đội phụ trách phần thi thứ hai là giã gạo. Gạo được giã rồi sàng cho sạch vỏ trấu, đem đi vo rồi bắt đầu phần thi thổi cơm. Người khéo léo nhất đội sẽ đảm đương phần thi thổi cơm, phải liên tục canh nồi, chỉnh lửa sao cho nồi cơm chín nhanh nhưng không nhão, không khê. Hạt cơm phải mềm, dẻo, thơm mới đạt tiêu chuẩn. Sau phần thi, những cụ già trong làng sẽ mang cơm vào đình cúng các vị thần linh rồi ban giám khảo mới nếm thử để nhận xét và chấm giải.

Hội thi thổi cơm đã là một nét văn hóa lâu đời truyền thống của dân tộc. Tùy vào đặc điểm của từng địa phương mà cách thức thi ở mỗi nơi khác nhau: có nơi vừa đi vừa nấu cơm, có nơi thi nấu cơm trên thuyền,... Nhưng dù thực hiện ở đâu thì hội thi nấu cơm được tổ chức ra đều nhằm thể hiện sự đoàn kết, khéo léo của con người trong lao động. Đồng thời, gửi gắm mong cầu cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-van-ban-thuyet-minh-thuat-lai-mot-su-kien-75369n.aspx
Bài Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo thật đơn giản phải không nào? Dựa trên những gợi ý của Taimienphi.vn, bất cứ bạn học sinh nào cũng có thể hoàn thành tốt bài văn của mình. Em có thể tham khảo thêm một vài bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác của nhóm biên tập tại đây nhé: Soạn bài Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ ngắn gọn, Soạn bài Tóm tắt nội dung trình bày của người khác... trong chương trình Ngữ văn 7.

Tác giả: Phạm Nhất Vương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Ngữ văn lớp 10
Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh, Ngữ văn lớp 10
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6, văn nghị luận, soạn văn lớp 8
Soạn bài Viết biên bản ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh, Ngữ văn lớp 10
Từ khoá liên quan:

Soan bai Viet van ban thuyet minh thuat lai mot su kien

, viet bai van thuyet minh thuat lai mot su kien mot sinh hoat van hoa ngan gon, Viet bai van thuyet minh thuat lai mot su kien ngan nhat Ngu van 6 Chan troi sang tao,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới