Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Phó từ là nội dung quan trọng khi học tiếng Việt. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống dưới đây sẽ giúp em hoàn thành các bài tập, đồng thời gợi cho em những kiến thức lí thuyết bổ ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai thuc hanh tieng viet trang 72 ngu van lop 7 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 72 Tập 1 ngắn nhất


1. Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau:
a. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.
b. Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối.
c. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.
Trả lời:
Phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu:
a. mọi
b. những, các
c. những

2. Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì.
a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.
b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?
c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.
d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?
Trả lời:
Phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong các câu:
a. không, ra, được
=> phó từ "không" mang ý nghĩa phủ định, phó từ "ra, được" chỉ kết quả hành động nghĩ.
b. lắm, chả, sẽ
=> phó từ "lắm" chỉ mức độ cho tính từ "hay". Phó từ "chả" mang ý nghĩa phủ định, phó từ "sẽ" mang ý nghĩ chỉ thời gian tương lai.
c. cũng
=> Phó từ "cũng" chỉ sự tiếp dẫn tương tự.
d. quá, lắm
=> Phó từ "quá" chỉ mức độ của đặc điểm "hay", phó từ "lắm" chỉ mức độ của đặc điểm "ngoan".

Thuc hanh tieng Viet lop 6 trang 72 tap 2

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

3. Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ "hãy" được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại phó từ này.
Và những khi ấy tôi nghĩ: Hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.
[...] Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.
Trả lời:
Phó từ "hãy" được lặp lại 6 lần.
=> Phó từ "hãy" đứng trước động từ bổ sung ý nghĩa yêu cầu, mệnh lệnh, cầu khiến, thuyết phục về một việc gì đó. Trong đoạn văn, câu chuyện về người thầy Đuy-sen đã khiến anh họa sĩ xúc động muốn được vẽ lại một chi tiết trong truyện hoặc chân dung người thầy đặc biệt để tỏ lòng biết ơn kính trọng.

4. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ.
Trả lời:
Nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích "Người thầy đầu tiên" của tác giả Trin-ghi Dơ Ai-tơ-ma-tốp đã đem đến cho em sự xúc động sâu sắc. Thầy Đuy-sen, người thầy nhân hậu, ấm áp rất quan tâm học trò được tái hiện dưới ngòi bút tài hoa. Thầy kiên nhẫn xây lớp học cho học sinh, thầy bế các em qua suối vào mùa đông giá rét, thầy còn ước mơ học trò của mình có thể ra thành phố học tập. Sau cuộc gặp gỡ nhẹ nhàng, thầy đã khơi gợi tinh thần học tập trong lòng những đứa trẻ. Em rất ngưỡng mộ và yêu quý thầy Đuy-sen.
=> Phó từ được sử dụng: đã, rất, có thể.
Như vậy, phó từ được phân chia thành hai nhóm: đi kèm danh từ và đi kèm động từ, tính từ. Hi vọng, qua bài học này, em sẽ biết vận dụng kiến thức về phó từ khi đọc hiểu các tác phẩm văn học và viết văn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-72-ngu-van-lop-7-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-70995n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Quê hương (Tế Hanh), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Thuc hanh tieng Viet trang 72 Ngu van lop 7 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Soan bai Thuc hanh tieng Viet ngan nhat trang 72 SGK Ngu Van 7, Soan bai Thuc hanh tieng Viet lop 7 trang 72 ngan gon Tap 1,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn, Ngữ văn lớp 7 tập 2, trang 139

    Nội dung soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn của Taimienphi sẽ tập trung củng cố kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận, các em hãy tham khảo nhé.

  • Bài văn tả mẹ lớp 7

    Cùng là chủ đề về mẹ nhưng mỗi đề văn lại đề cập đến những yêu cầu khác nhau. Với Bài văn tả mẹ lớp 7, em sẽ cần sử dụng được thành thạo các phương thức biểu đạt, nhuần nhuyễn trong cách hành văn, triển khai ý. Để nắm

  • Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

    Để có những ý tưởng mới mẻ khi giới thiệu sản phẩm từ sách hay trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách, em hãy tham khảo ngay Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, trang 115, Ngữ văn 7, Kết nối

  • Viết đoạn văn ngắn tả mùa xuân

    Em hãy viết đoạn văn ngắn tả mùa xuân qua cảm nhận riêng của mình, bày tỏ cảm xúc về nhựa sống đang tràn ngập khắp nơi.