Tình yêu quê hương, đất nước là chủ đề quen thuộc, gần gũi trong các sáng tác văn học. Bài soạn Quê hương trang 73 Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I được Taimienphi.vn biên soạn dưới đây sẽ giúp em cảm nhận rõ nét tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy.
Soạn bài Quê hương, Ngữ văn lớp 7 - KNTT
Soạn bài Quê hương ngắn nhất Ngữ văn lớp 7 - KNTT ngắn gọn
Sau khi đọc
1. Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển.
- Không gian: "Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông", "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi".
- Cuộc sống lao động: "Làng tôi vốn làm nghề chài lưới", "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá".
- Khung cảnh sinh hoạt: "Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ", "Khắp dân làng tấp nập đón ghe về".
- Hình ảnh con người: "Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm".
2. Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.
- Biện pháp tu từ so sánh:
+ "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang".
=> "Tuấn mã" có nghĩa là con ngựa khỏe, ngựa tốt, một ngày chạy ngàn dặm. Chiếc thuyền được ví với con tuấn mã gợi lên sự khỏe khoắn, đầy sức sống. Đồng thời thể hiện sức mạnh của con người muốn chinh phục tự nhiên.
+ "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
=> Cánh buồm là hình ảnh cụ thể, mảnh hồn làng là hình ảnh trừu tượng. Cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng khiến hình tượng cánh buồm trở nên thiêng liêng, trở thành điểm tựa tinh thần của dân chài khi ra khơi.
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...".
=> Cánh buồm được nhân hóa có hành động "rướn" giống con người. Đó là hình ảnh vô cùng gợi cảm, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên "thâu góp gió". Thể hiện tâm hồn phóng khoáng của người dân làng chài.
Soạn văn bài Quê hương ngắn nhất Ngữ văn lớp 7 - KNTT ngắn nhất
3. Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau:
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
* Hình ảnh người dân chài:
- Ngoại hình: "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm".
=> Vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi, đặc trưng của người dân làng chài.
* Hình ảnh con thuyền:
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Trạng thái: mệt mỏi.
+ Hành động: im, nằm, nghe.
=> Khiến cho con thuyền trở nên có sức sống, trạng thái, hành động như con người, cũng cần nghỉ ngơi sau những giờ lao động gợi lên những khó khăn của người dân bám biển ra khơi.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
=> Cho thấy con thuyền đã ở trên biển rất nhiều ngày.
=> Nhận xét:
Qua những hình ảnh so sánh, nhân hóa, ta thấy được:
+ Quá trình lao động vất vả của người ngư dân.
+ Sự quan sát tinh tế và tình yêu quê hương của tác giả Tế Hanh.
4. Đọc bài thơ, em cảm nhận được những nét đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?
Con người làng chài hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng, yêu lao động và tâm hồn tự do, phóng khoáng trước cuộc sống làng chài bình dị, gắn bó với thiên nhiên.
5. Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ.
Tình cảm của tác giả với quê hương được bộc lộ qua:
+ Niềm yêu thương, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên, con người và cuộc sống bám biển của dân làng chài lưới.
+ Nỗi nhớ quê hương da diết.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-que-huong-ngu-van-lop-7-kntt-71821n.aspx
Bài thơ với những hình ảnh gần gũi, ngôn từ giản dị đã khắc họa thành công vẻ đẹp con người và cuộc sống nơi làng chài. Từ đây, ta cảm nhận được tình yêu quê hương da diết của nhà thơ Tế Hanh. Bên cạnh đó, Taimienphi.vn còn cung cấp một số nội dung văn mẫu lớp 7 tham khảo khác như:
- Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)