Tham khảo Soạn bài Soạn bài Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trang 59 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo, học kì I dưới đây để có những chuẩn bị tốt nhất cho bài thuyết trình của mình, em nhé!
Soạn bài Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ngắn nhất Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo
Soạn bài học Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, ngắn gọn
Bước 1: Chuẩn bị nói
* Xác định đề tài
- Cần xác định rõ đề tài bài nói.
* Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói
* Tìm ý
- Có thể sử dụng các ý tưởng, thông tin, tài liệu đã được xác định ở bài viết.
- Bên cạnh đó, cần có những cách mở đầu, kết thúc phù hợp, tạo ấn tượng với người nghe.
- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như: video, hình ảnh,...
- Chuẩn bị trước cho một vài câu hỏi, thắc mắc mà người nghe có thể hỏi.
* Lập dàn ý
- Em có thể dựa vào dàn ý bài viết và chỉnh sửa sao cho phù hợp với bài nói.
* Luyện tập
- Luyện tập trình bày với bạn trong cùng nhóm.
- Tự thu hình, thu âm bài nói và nghe lại để có những chỉnh sửa phù hợp.
Bước 2: Trình bày bài nói
- Khi trình bày, nên dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước hoặc ghi chú ngắn gọn, súc tích nội dung nói.
- Về trình tự, nên trình bày từ khái quát đến cụ thể, nêu các luận điểm và trình bày cụ thể.
- Sử dụng từ ngữ thích hợp của ngôn ngữ nói và quen thuộc với người nghe, tránh dùng ngôn ngữ viết hoặc đọc lại bài viết.
- Sử dụng kết hợp các phương tiện khác như video clip, hình ảnh,...
- Lựa chọn vị trí đứng thuận lợi để dễ dàng tiếp cận khán giả ở nhiều vị trí khác nhau. Nên có sự tương tác bằng mắt, giọng điệu; nói rõ ràng, trình bày tự tin.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
* Trao đổi
- Trong vai trò là người nói:
+ Lắng nghe và ghi chép lại những câu hỏi/ thắc mắc của người nghe về hình thức và nội dung bài.
+ Giải thích và làm rõ những ý kiến/ vấn đề mà họ thắc mắc.
- Trong vai trò là người nghe:
+ Có thể nêu câu hỏi/ ý kiến góp ý cho người nói về nội dung và hình thức.
+ Khi trao đổi hoặc thắc mắc, cần có thái độ tôn trọng.
* Đánh giá
- Trong vai trò người nói, tự đánh giá phần trình bày của mình.
- Trong vai trò người nghe, tự đánh giá phần trình bày của người nói.
Soạn bài mẫu bài Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, ngắn nhất
* BÀI NÓI THAM KHẢO:
Xin chào cô (thầy) và các bạn. Em tên là...
Sau đây em xin trình bày bài nói của mình về vấn đề: ứng xử trên không gian mạng.
Đầu tiên, để hiểu hơn về vấn đề này, em sẽ giải thích "thế nào là ứng xử trên không gian mạng?". Như các bạn đã biết, ứng xử là cách con người giao tiếp, trò chuyện, đối xử và tương tác với nhau. Ứng xử trên không gian mạng cũng giống như cách ứng xử trong đời sống hàng ngày nhưng lại có sự thay đổi về môi trường. Hay hiểu rộng hơn, ứng xử trên không gian mạng chính là việc chúng ta sử dụng mạng xã hội, đưa ra thái độ, suy nghĩ của bản thân trước những thứ được truyền tải trên đó.
Tuy nhiên, thực trạng ứng xử trên không gian này lại có nhiều bất cập. Chúng ta thường tranh cãi với những phát ngôn xúc phạm, chửi rủa bằng từ ngữ tục tĩu. Đôi khi, có người còn mượn cơ hội này để tấn công cá nhân người khác. Và ngoài ra, một số người lại có suy nghĩ bảo thủ cùng cái tôi cá nhân quá cao mà tỏ ra hống hách, thô lỗ và bất lịch sự.
Từ thực trạng đang tồn tại hiện nay, tất cả phải cùng nhau chung tay cải tạo "không gian mạng". Mỗi người cần có ý thức chịu trách nhiệm với những hành xử và phát ngôn của mình. Chúng ta tham gia thảo luận, chia sẻ ý kiến một cách tích cực trên cơ sở tôn trọng các cá nhân khác. Thay vì sử dụng các từ ngữ thô tục, mỗi người hãy lựa chọn cách nói hài hòa và văn minh. Ngoài ra, hãy thật tỉnh táo trước những thông tin đúng và sai, giả và thật để không a dua hay bị "dắt mũi" và gây nên sự việc không đáng có.
(HS sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh minh họa về các comment chửi rủa, xúc phạm cá nhân/ tổ chức,...)
Như vậy, để không gian mạng của chúng ta luôn văn minh, mình thấy mỗi người cần chung tay góp sức để bảo vệ những điều tốt đẹp và tích cực. Hãy trở thành những người dùng mạng xã hội thông thái và tỉnh táo!
Trên đây là bài thuyết trình của em về vấn đề "ứng xử trên không gian mạng". Bên cạnh những điều mà em vừa trình bày ở trên, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để bài trình bày của em thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
.....................................................HẾT.................................................
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-noi-va-nghe-thuyet-trinh-ve-mot-van-de-xa-hoi-co-ket-hop-su-dung-phuong-tien-giao-tiep-phi-ngon-ngu-ngu-van-lop-10-chan-troi-sang-tao-71734n.aspx
Khi trình bày một vấn đề xã hội nào đó, em cần kết hợp sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: hình ảnh, video, bản đồ... Em có thể tham khảo một số bài văn mẫu lớp 10 trên Taimienphi.vn như:
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập bài 2, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo