Các em soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 127 SGK Tiếng Việt 3, tập 1 để tìm hiểu về những nét đặc điểm kiến trúc vô cùng độc đáo của Tây Nguyên, cách trang trí của gian đầu và gian giữa nhà rông, tác dụng chính của nhà rông đối với đời sống của con người.
Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên, tập đọc
Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên, tập đọc, Ngắn
Câu 1 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?
Trả lời:
Nhà rông phải chắc để chịu được gió bão trong một thời gian dài, để có thể chứa được nhiều người cùng hội họp hoặc nhảy múa. Nhà rông phải cao để voi đi qua không đụng sàn và khi múa rông chiêng, giáo không vướng mái.
Câu 2 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Gian đầu được trang trí ra sao ?
Trả lời:
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần, quanh giỏ mây đó treo những cành hoa đan bằng tre, treo vũ khí, nông cụ chiêng trống.
Câu 3 (trang 128 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ?
Trả lời:
Gian giữa có bếp lửa là trung tâm của nhà rông vì đây chính là nơi tiếp khách của làng và cũng là nơi các già làng thường họp bàn các việc lớn.
--------------------------HẾT-----------------------------
Trên đây là phần Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên, tập đọc bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên, nghe viết và cùng với phần Tập làm văn: Nghe - kể: Giấu cày để học tốt môn Tiếng Việt lớp 3 hơn
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nha-rong-o-tay-nguyen-tap-doc-39996n.aspx