Nền văn minh lúa nước của Việt Nam đã có từ lâu đời. Bài soạn Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, trang 82 Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo, học kì II dưới đây sẽ cho chúng ta biết thêm một vài thông tin về phong tục thú vị gắn với nền nông nghiệp lúa nước nước ta:
Soạn bài Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
I. Chuẩn bị:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
1. Cây lúa có vai trò như thế nào đối với đời sống của người Việt Nam
- Cây lúa đã xuất hiện từ rất lâu đời. Từ xa xưa, người Việt Nam chúng ta đã dựa vào nền nông nghiệp lúa nước để sinh sống.
- Đối với người Việt Nam, lúa gạo là lương thực thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
- Tất cả những bộ phận trên cây lúa đều được người Việt Nam sử dụng: Thân lúa phơi khô thành rơm có thể làm chổi rơm, làm thức ăn cho trâu bò, làm chất đốt, lợp mái nhà. Vỏ trấu có thể làm chất đốt hoặc ấp trứng, thóc để cho gà ăn,...
=> Cây lúa có vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt từ xưa đến nay.
2. Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết
- Hội vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Phú Thọ, diễn ra vào ngày 1/6 và 1/11 âm lịch.
- Dân làng chọn một cụ già cao niên đóng vai vua Hùng làm lễ tế Thần Nông. Lễ vật gồm có xôi gà, trầu cau, vài bó mạ, cây nêu cao. Sau khi tế xong, "vua Hùng" cùng mọi người ra ruộng cấy lúa. Người cầm hương, người cầm mạ, người cầm lọng che cho vua, vua cấy mạ trước rồi lên bờ, sau đó mọi người cùng nhau ùa xuống ruộng lúa cấy tiếp trong không khi náo nhiệt vui vẻ và ước mong một vụ mùa bội thu, no đủ.
- Cấy xong, mọi người cùng nhau làm lễ tạ Thần Nông và Thành Hoàng làng.
Soạn bài Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
II. Đọc hiểu:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:
1. Cây nêu trong lễ cúng Thần Lúa được làm bằng vật liệu gì và có hình thù như thế nào
- Vật liệu: cây vàng nghệ, lá dứa.
- Hình thù:
+ Ngọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn tia tỏa ra bốn hướng.
+ Hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan).
+ Hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).
III. Sau khi đọc
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 84 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2:
Những dấu hiệu giúp em nhận biết "Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro" là một văn bản thông tin:
- Nhan đề của văn bản rõ ràng, ngắn gọn, cho ta biết văn bản này nói về lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.
- Sa pô nằm ngay dưới nhan đề để tóm tắt nội dung văn bản.
- Văn bản đề cập đến mức thời gian cụ thể, đáng tin cậy.
=> Văn bày này được viết nhằm mục đích cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác và chân thực nhất về lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.
Câu hỏi 2 trang 84 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2:
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động sau:
- Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu.
- Buổi sáng, trước khi vào lễ cúng chính thức, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà phải ra rẫy vái thần linh rồi cắt bụi lúa đem về trang trí trên bàn thờ.
- Lễ cúng bắt đầu vào buổi trưa, già làng hoặc chủ nhà đọc lời khấn.
- Khi cúng xong, mọi người trở lại nhà sàn chính để dự tiệc.
=> Những hoạt động này được liệt kê theo trình tự thời gian, giúp người đọc dễ hình dung được tiến trình của buổi lễ cúng hơn.
Câu hỏi 3 trang 84 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2:
- Câu tường thuật sự kiện: "Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc."
- Câu miêu tả sự kiện:
+ "Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác.".
+ "Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,...".
- Câu thể hiện cảm xúc của người viết: "Thật tưng bừng, náo nhiệt!".
Câu hỏi 4 trang 84 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2:
Văn bản "Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro" chính là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. Vì:
- Các hoạt động được trình bày theo trình tự thời gian (trước, trong và sau khi diễn ra lễ cúng).
- Trong văn bản có sự kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh.
- Thông tin về sự kiện đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy.
Câu hỏi 5 trang 84 Sgk Ngữ văn 6 - tập 2:
Qua văn bản này, em thấy rằng thiên nhiên và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Con người sống nương tựa vào thiên nhiên nên con người cần có thái độ yêu thương, tôn trọng thiên nhiên. Từ đó, thiên nhiên sẽ cho chúng ta khí hậu thuận lợi, tài nguyên dồi dào giúp mùa màng bội thu, đời sống ổn định.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-le-cung-than-lua-cua-nguoi-cho-ro-ngu-van-6-chan-troi-sang-tao-75364n.aspx
Qua bài học này, chúng ta thấy được mối liên kết giữa con người với thiên nhiên thật gắn bó, thân thiết. Em có thể xem thêm một vài bài soạn, văn mẫu lớp 6 cùng chủ đề Mẹ thiên nhiên ở đây nhé: Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II ngắn gọn nhất, Soạn bài Trái Đất - Mẹ của muôn loài...