Tham khảo Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (Theo Hoàng Tiến Tựu) ngắn nhất, trang 59, Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, học kì I để có những hiểu biết hơn nữa về bài ca dao quen thuộc này.
Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
I. Chuẩn bị đọc
* Gợi ý trả lời phần Chuẩn bị đọc:
1. Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen.
"Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng giăng.".
Hoặc:
"Thân chị như cánh hoa sen,
Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.".
2. Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,...) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao.
* Đoạn văn cảm nhận:
Bài ca dao trên giúp em cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của hoa sen. Hình ảnh nhị hoa vàng tươi như nắng mới lấp ló sau những cánh hoa trắng muốt hòa cùng sắc xanh của lá sen làm người đọc không khỏi ấn tượng. Khoác trên mình bộ áo nhiều màu sắc như vậy nhưng sen không mang vẻ đẹp sặc sỡ mà toát lên sự trong trắng, thuần khiết. Và dù môi trường sống xung quanh có hôi tanh nhưng không thể làm phai mờ sự thanh thuần vốn có của nó.
II. Trải nghiệm cùng văn bản
* Gợi ý trả lời phần Trải nghiệm cùng văn bản:
1. Theo dõi: Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.
Những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lý lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai:
- "rất tự nhiên, hợp lí.".
- "được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc".
- "chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở".
2. Liên hệ: Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác?
- Hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác cũng khắc họa vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo của hoa sen.
III. Suy ngẫm và phản hồi
* Gợi ý trả lời phần Suy ngẫm và phản hồi:
Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):
Câu 2 (trang 62, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):
* Các lý lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho ý kiến nhỏ 1.1:
- Lý lẽ: "khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu?".
- Bằng chứng: "Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo (...) và có tính thuyết phục".
* Các lý lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho ý kiến nhỏ 1.2:
- Lý lẽ: "quan sát từ bên ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí", "có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen", "nói lên sự liên kết chặt chẽ giữa hoa và nhị".
- Bằng chứng: phân tích các từ "lá xanh", "bông trắng", "nhị vàng", "lại", "chen".
* Các lý lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho ý kiến nhỏ 1.3:
- Lý lẽ: "...tất cả sự chuyển đổi ấy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, khiến cho bài ca dao (...) chảy thông, chảy mạnh.".
- Bằng chứng: "... có sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh (giữa câu hai và câu ba)".
* Các lý lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho ý kiến lớn 2:
- Lý lẽ: "Phần nhiều đều chuyển ngay (...) nhân sinh trong đó", "hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống (...) thanh cao, trong sạch".
- Bằng chứng: "Và thế là sen hóa thành người, bùn trong (...) hình ảnh tượng trưng".
Câu 3 (trang 62, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):
- Văn bản được viết ra nhằm mục đích: bàn luận về vẻ đẹp và tầng ý nghĩa biểu tượng của hoa sen trong bài "Trong đầm gì đẹp bằng sen".
- Nội dung chính của văn bản: ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen và bàn luận về tầng ý nghĩa biểu tượng qua bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen".
Soạn văn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):
- Theo em, không thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ.
- Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng:
+ Phù hợp với quá trình đọc và giải nghĩa các hình ảnh.
+ Tạo sự thuyết phục về hai ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.
+ Giúp người đọc dễ dàng theo dõi, nắm bắt các lý lẽ và lập luận của văn bản.
Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):
- Đó là những dấu hiệu:
+ Văn bản có thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm được bàn luận. Ở bài viết này, tác giả bàn luận về "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao".
+ Có sự trình bày những lý lẽ, bằng chứng thuyết phục người đọc người nghe (hệ thống lý lẽ, dẫn chứng được chỉ ra ở bài tập 1 và 2).
+ Các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Tác giả sắp xếp các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ qua việc bàn luận theo thứ tự các câu thơ trong bài ca dao.
Câu 6 (trang 62, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1):
Bài viết "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" đã giúp em có cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp thuần khiết cũng như tầng ý nghĩa ẩn sâu của hoa sen. Với những lý lẽ và bằng chứng đầy tính thuyết phục, em có thêm hiểu biết về cách lựa chọn điểm nhìn từ ngoài vào trong khi miêu tả hoa sen "lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng". Bài viết cũng dẫn dắt và làm rõ những thông điệp, triết lý sâu sắc về lẽ sống cao đẹp qua việc bàn luận hình ảnh hoa sen ở câu thơ cuối. Câu thơ nhắn nhủ mỗi người cần biết giữ gìn phẩm chất, nhân cách trong sạch của bản thân dù sống ở bất kì môi trường hay hoàn cảnh nào. Có thể nói, các tác giả dân gian thật tài tình khi sáng tạo nên bài ca dao hay và ý nghĩa như vậy.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-hinh-anh-hoa-sen-trong-bai-ca-dao-trong-dam-gi-dep-bang-sen-ngu-van-lop-7-ctst-71983n.aspx
Sau khi đọc xong văn bản này, em có thêm những hiểu biết gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen hay không? Hãy thử chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận đó cho bạn bè và thầy cô nhé! Em có thể tham khảo thêm các bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác trên Taimienphi.vn như:
- Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen": thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3