Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài soạn Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ dưới đây sẽ cung cấp cho các em dàn ý và bài nói mẫu để chuẩn bị cho phần trình bày của mình. Mời các em cùng tham khảo!

Soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ, Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua mot tac pham tho ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống


Bài làm tham khảo:

Đề tài: Phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ "Mùa xuân chín" (Hàn Mặc Tử).

1. Dàn ý chi tiết:
a) Mở đầu:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.
b) Triển khai:
Trình bày lần lượt các khía cạnh đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Nhan đề.
- Mạch cảm xúc.
- Sự phát triển của mạch thơ qua cách tổ chức ngôn từ nghệ thuật.
- So sánh với tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, thể loại.
c) Kết luận:
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.
Gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua mot truyen

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Bài nói mẫu tham khảo:
Kính chào cô và các bạn, em tên là ..... Sau đây, em xin trình bày bài nói của mình "Giới thiệu, đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử.
Khi nhắc đến mùa xuân trong thơ, các bạn sẽ nghĩ đến tác giả, tác phẩm nào đầu tiên? Chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, "Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh hay bài thơ nào khác? Cùng viết về đề tài mùa xuân, nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng gửi tới độc giả tác phẩm "Mùa xuân chín" với bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn sức sống, thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát khao giao cảm với đời, với người của nhà thơ Hàn Mặc Tử được bộc lộ thông qua những nét đặc sắc nghệ thuật.
Trước hết, nhan đề bài thơ là sự kết hợp giữa động từ trạng thái "chín" với danh từ "mùa xuân" gợi ra liên tưởng về mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, tràn đầy sức sống nhất. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự tiếc nuối của thi nhân trước cảnh đẹp đang dần trôi qua, không thể tồn tại vĩnh viễn. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh.
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu bài thơ em nhận thấy mạch thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh, các biện pháp tu từ, sự phối hợp nhịp và vần trong toàn bộ bài thơ.
Thứ nhất, khung cảnh mùa xuân được khắc họa qua hình ảnh thơ giàu sức gợi: "làn nắng ửng", "khói mơ tan", "bóng xuân sang", "sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời". Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "bóng xuân sang" để nhấn mạnh vào dấu ấn của mùa xuân. Đảo ngữ "Sột soạt gió trêu tà áo biếc" với từ láy "sột soạt" có tác dụng miêu tả âm thanh của gió thổi tình tứ, trêu đùa tà áo biếc. Nhịp thơ 2/2/3 được chuyển sang nhịp 4/3 và cách gieo vần "vàng" - "sang", "trời" - "chơi" cho thấy được không gian rộng lớn của mùa xuân.
Thứ hai, ta còn thấy được sự xuất hiện của hình ảnh con người thông qua các từ ngữ khơi gợi: "bao cô thôn nữ", "đám xuân xanh", "tiếng ca vắt vẻo", "hổn hển", "thầm thì", "ngồi dưới trúc", "khách xa", "chị ấy". Trong câu thơ "- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,/ Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi" có sự thay đổi về cách ngắt nhịp từ 2/2/3 sang 4/3 khiến cho cảm xúc bị chùng xuống. Dấu gạch ngang đầu câu khiến cho câu thơ giống như một lời nói nhằm bộc lộ sắc thái tiếc nuối tuổi xuân thì của người con gái ngay khi đang ở trong mùa xuân. "Tiếng ca" được nhân hóa "vắt vẻo" "hổn hển" và được so sánh với "lời của nước mây" đã cho thấy được vẻ đẹp và sự ngân vang của tiếng hát đang lan tỏa, hòa mình cùng với thiên nhiên mùa xuân. Tiếng hát ấy được miêu tả thông qua từ láy "vắt vẻo", "hổn hển", "thầm thĩ" tạo ra âm thanh trầm bổng khác nhau, lúc thì dồn dập, gấp gáp, lúc thì nhỏ nhẹ, thiết tha. Trong khung cảnh mùa xuân, con người hiện lên với tiếng ca trong trẻo, ngây thơ.
Thứ ba, khổ thơ cuối đã thể hiện rõ nét tâm trạng của nhân vật trữ tình - "khách xa". Hai chữ "bâng khuâng" diễn tả được cảm xúc lâng lâng buồn xen lẫn chút tiếc nuối ngẩn ngơ nhưng động từ mạnh "sực" khiến ta cảm giác về sự bất chợt, ngay tức khắc ở thời điểm đó cho thấy nỗi nhớ làng dâng trào, tràn ngập trong suy nghĩ, tâm tưởng của thi nhân. Câu hỏi tu từ "- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc / Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?" dấu gạch ngang khiến cho câu thơ giống như một lời nói. Cách gieo vần "làng" -"sang" gợi ra sự vang vọng trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình. Nó cho thấy sự bâng khuâng trong tâm trạng và nỗi niềm nhớ làng, nhớ quê hương của "khách xa".
Nếu như "Mùa xuân xanh" của Nguyễn Bính thể hiện một bức tranh thiên nhiên tươi tắn, hồn hậu, làm toát lên sức sống phơi phới của vạn vật lúc xuân về và cả nét chất phác "chân quê" để bày tỏ tình cảm với người con gái thì "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử lại diễn tả bức tranh mùa xuân ngập tràn sức sống, tròn đầy, rực rỡ nhất từ đó thể hiện tiếc nuối và mặc cảm thân phận của tâm hồn thi nhân trước cuộc sống. Hình ảnh trong thơ Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử đều gắn liền với các hình ảnh vùng quê. Nhưng điều tạo nên khác biệt của "Mùa xuân chín" chính là cách sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi, khắc họa nên một bức tranh xuân sống động, ở độ "chín", tràn đầy sức sống nhất.
Như vậy, bằng cách tổ chức ngôn từ độc đáo Hàn Mặc Tử đã vẽ nên bức tranh sống động với đầy đủ màu sắc, đường nét, âm thanh của thiên nhiên, con người trong mùa xuân và khát khao được giao cảm với đời, với người của một hồn thơ sâu sắc.
Trên đây là phần giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm "Mùa xuân chín"! Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Song hành với việc viết, sách giáo khoa Ngữ văn 10, Kết nối tri thức còn rèn luyện cho học sinh khả năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông. Các em sẽ có được phong thái tự tin, có chủ kiến và thái độ tranh luận phù hợp.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-gioi-thieu-danh-gia-ve-noi-dung-va-nghe-thuat-cua-mot-tac-pham-tho-ngu-van-lop-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71032n.aspx
Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Cánh đồng (Ngân Hoa), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua mot tac pham tho Ngu van lop 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua mot truyen ke, Trinh bay gia tri noi dung cua tac pham co doan trich tren,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới