RAM là bộ nhớ tạm có sẵn trong máy tính để lưu trữ dữ liệu và ngôn ngữ máy đang được hệ thống sử dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Taimienphi.vn so sánh và tìm ra điểm khác biệt giữa RAM DDR5 và DDR4, DDR3, DDR2 nhé!
RAM hay Random Access Memory (bộ nhớ tạm) là một thuật ngữ mà hầu hết chúng ta đều được nghe nói đến ngay từ những ngày đầu làm quen với máy tính. Nếu bạn đã từng mua máy tính thì chắc chắn là bạn cũng đã thấy thuật ngữ này trong danh sách các thông số kĩ thuật của nó. Và nếu như bạn tìm hiểu về máy tính thì chắc hẳn cũng đã có một chút kiến thức về các loại RAM khác nhau.
So sánh RAM DDR5 với DDR4, DDR3, DDR2
RAM là bộ nhớ tạm có sẵn trong máy tính để lưu trữ dữ liệu và ngôn ngữ máy đang được hệ thống sử dụng. Ổ cứng cũng có thể lưu trữ dữ liệu, thậm chí là một lượng lớn thông tin, vậy thì bạn còn cần RAM để làm gì?
Lý do là bởi vì các file mà một chương trình cần trong quá trình làm việc có thể được lưu ở đâu đó trong bộ nhớ thiết bị. Thời gian mà hệ thống cần để đọc và ghi nhớ sẽ phụ thuộc vào vị trí của nó trong bộ nhớ. Nếu file được lưu trong ổ cứng thì bạn sẽ phải đợi đến khi chọn đúng vào vị trí lưu file, điều này vẫn tạo nên độ trễ nhất định trong quá trình đọc.
Sau khi đã lấy được file từ ổ cứng, nó sẽ được lưu vào RAM. Khi bạn cần sử dụng file này cho một mục đích nào đó và sẽ phải mở đi mở lại nhiều lần, thì nó sẽ được lấy trực tiếp từ RAM để làm giảm độ trễ.
Khi một chương trình được chạy lần đầu tiên, tất cả những thông tin cần thiết để hoạt động hiệu quả cũng đều được lưu trong RAM, và những dữ liệu này sẽ bị xóa khi bạn tắt máy.
DDR SDRAM hay Double-data-rate SDRAM (RAM tốc độ dữ liệu kép) có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn giữa CPU và bộ nhớ, nhờ kiểm soát chặt chẽ hơn tín hiệu đồng hồ.
Các slot RAM trên bo mạch chủ thường được thiết kế cho 1 loại RAM cụ thể. Đó là lý do tại sao mà cấu hình mã pin của RAM DDR3 lại khác với DDR2 hay DDR4. Đây cũng là lý do tại sao bạn cần phải mua đúng loại RAM tương thích với máy tính của mình.
Trong những năm qua, đã có nhiều phiên bản DDR SDRAM khác nhau xuất hiện trên thị trường với những điểm khác biệt và cải tiến lớn. Cụ thể như sau:
1. DDR (2000)
- Bus Clock (MHz): 100-200
- Điện áp (volts): 2.5-2.6
- Tốc độ truyền dữ liệu (MT/s): 200-400
- Prefetch (min burst): 2n
2. DDR2 (2003)
- Bus Clock (MHz): 200-533.33
- Điện áp (volts): 1.8
- Tốc độ truyền dữ liệu (MT/s): 400-1066.67
- Prefetch (min burst): 4n
3. DDR3 (2007)
- Bus Clock (MHz): 400-1066.67
- Điện áp (volts): 1.35-1.5
- Tốc độ truyền dữ liệu (MT/s): 800-2133.33
- Prefetch (min burst): 8n
4. DDR4 (2014)
- Bus Clock (MHz): 1066.67-2133.33
- Điện áp (volts): 1.05-1.2
- Tốc độ truyền dữ liệu (MT/s): 2133.33-4266.67
- Prefetch (min burst): 8n
5. DDR5
Năm 2015, Intel đã tổ chức một cuộc hội thảo, tiết lộ các kế hoạch của JEDEC trong việc phát hành RAM DDR5 vào năm 2020. Hiệp hội hợp nhất công nghệ JEDEC là một tổ chức hoàn toàn độc lập với một số thành viên là các ông lớn trong lĩnh vực máy tính toàn cầu.
DDR5 được cho là sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn và tăng gấp đôi băng thông bộ nhớ. Hiện cũng có nhiều đồn đoán về mức giá của thế hệ RAM thứ 5 này. Nó được dự báo sẽ nắm giữ khoảng 25% doanh số của thị trường bộ nhớ vào thời điểm ra mắt - năm 2020.
https://thuthuat.taimienphi.vn/so-sanh-ram-ddr5-voi-ddr4-ddr3-ddr2-56601n.aspx
Trên đây, Taimienphi.vn đã cung cấp cho các bạn tất cả những thông tin cần thiết về các thế hệ RAM DDR5, DDR4, DDR3, và DDR2. Việc chọn mua loại RAM nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cấu hình máy tính, mức giá mà bạn có thể chi trả được, yêu cầu công việc, ..... Ngoài ra, nếu muốn nâng cấp ram cho thiết bị, các bạn hãy tham khảo bài viết cách nâng cấp RAM máy tính làm sao cho hiệu quả nhất tại đây.