Tình yêu quê hương, đất nước vốn là đề tài bất tận trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay, nó được thể hiện muôn màu muôn vẻ và chắc hẳn trong văn học hiện đại nước nhà hiếm có tình yêu nước nào độc đáo như ông Hai. Hôm trước chúng tôi đã hướng dẫn các em phân tích nhân vật ông Hai, hôm nay chúng ta hãy cùng phân tích và chứng minh diễn biến tâm trạng tinh tế và sinh động của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc trong tác phẩm Làng của Kim Lân để thấy được điều này.
3 Bài văn mẫu Phân tích và chứng minh diễn biến tâm trạng tinh tế và sinh động của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc
Phân tích và chứng minh diễn biến tâm trạng tinh tế và sinh động của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc, mẫu số 1:
Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp, ông có sở trường về viết truyện ngắn, các tác phẩm của ông không nhiều nhưng đều tạo nên giọng văn trữ tình đậm đà để lại cho người đọc đến tận ngày nay nhiều ấn tượng sâu sắc. Truyện ngắn Làng là tác phẩm thể hiện được phần nào phong cách viết văn của nhà văn Kim Lân, đặc biệt là cách miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Có thể nói, nhà văn Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể và sinh động tâm tư tình cảm của ông Hai người nông dân rời làng đi tản cư trước cái tin dữ làng Chợ Dầu yêu quý của ông làm Việt gian bán nước.
Kim Lân đã tạo ra một tình huống gay cấn để bộc lộ tình yêu làng của ông Hai. Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc trong khi ông đang tự hào về các chiến công của quân và dân ta từ khắp nơi dội về. Ông náo nức, phấn khởi, hãnh diện hả hê mà nói rằng: Cứ chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí thì thằng Tây bước sớm. Ruột gan ông cứ múa cả lên. Sướng quá! Thế nhưng cái niềm vui ấy chưa được lâu thì ông nhận được cái tin như sét ngang tai: Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây từ miệng của mụ đàn bà từ dưới xuôi lên tản cư Cả làng chúng nó là làng Dầu yêu quý của ông, cái làng mà ông vẫn tự hào về tinh thần kháng chiến. Bởi thế, khi nghe cái tin dữ chết người ấy, ông Hai rơi vào trạng thái tâm lí bàng hoàng, sửng sốt: cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được... Rồi một lúc lâu sau ông mới cất tiếng hỏi lại giọng lạc hẳn đi... Lúc này đây trong ông không còn niềm kiêu hãnh mà chỉ là một sự bẽ bàng khiến ông xấu hổ. Ông cười nhạt một tiếng vờ lảng đi chỗ khác rồi đi thẳng. Nhà văn Kim Lằn đã diễn tả một cấch ti mỉ cụ thể tâm tư trong lòng ông Hai dường như chính ông hay những người ruột thịt của ông đã làm cái việc đê hèn như vậy. Rồi ông rơi vào tình trạng tủi hổ, ê chề: Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi... về đến nhà ông lão nằm vật ra giường... Rồi nhìn lũ con tủi thân nước mắt ông lão cứ tràn ra. Một cử chi hành động chán chường của ông, những giọt nước mắt hiếm hoi của người đàn ông khi tuổi đã cao rồi những suy nghĩ day dứt trong nội tâm của ông: Chúng mày cũng là những trẻ con làng Việt gian đây rồi cái cử chỉ ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: Chúng mày ăn miếng gì vào mồm mà làm cái giống Việt gian bán nước nhục nhã... Tất cả đều tập trung thể hiện nỗi đau đớn nhục nhã ê chề trong lòng ông Hai và niềm tin về cái làng Chợ Dầu có tinh thần kháng chiến triệt để khiến ông nghi ngờ: Ông kiểm điểm từng người trong óc. tất cả những suy nghĩ ấy cứ bám riết trong đầu ông Hai khiến cho lòng ông đau đớn tan nát. Nỗi đau đớn nhục nhã biến thành nỗi sợ hãi lo lắng ám ảnh thường xuyên, ông chỉ dám quanh quẩn ở nhà, nghe ai đó nói to ông cũng giặt mình chỉ sợ nói đến cái chuyện ấy. Ông Hai đã giải toả nỗi bế tắc trong lòng bằng cuộc trò truyện đầy cảm động của ông và thằng con út. Những lời thủ thỉ với đứa con nhỏ thực chất là lời tự nhủ tự giãi bày với lòng mình, ông mong mọi người hiểu cho bố con ông. Cuộc trò chuyện cảm động ấy thể hiện rõ tình yêu sâu nặng của ông với làng Chợ Dầu đồng thời khẳng đinh rõ tấm lòng thuỷ chung với cách mạng, với kháng chiến, với Bác Hồ. Kim Lân đã diễn tả thật cảm động và sinh động nỗi sâu xa bền chặt của ông.
Ông Hai coi danh dự của làng là danh dự của mình. Ông đau đớn khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Tình yêu làng của ông Hai hoà quyện thống nhất trong tình yêu đất nước.
Cùng xem thêm các nội dung soạn bài, phân tích truyện ngắn Làng
- Nhân vật người yêu làng trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
- Em hãy giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Làng
Phân tích và chứng minh diễn biến tâm trạng tinh tế và sinh động của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc, mẫu số 2:
Trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, ông đã thể hiện một cách tinh tế và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
Mở đầu tác phẩm giới thiệu nhân vật ông Hai là một con người có tính hay khoe làng, ông Hai là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình, vì thế đi đâu ông cũng đem ra khoe. Bên cạnh tình yêu làng là tình yêu kháng chiến mãnh liệt của ông Hai. Trong một buổi đi làm ruộng, ông đã nghe được tin làng Dầu của ông đã theo giặc do những người đi tản cư đồn đại. Lúc ấy, bằng cách miêu tả sinh động cụ thể: da mặt ông tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại, nước mắt như trào ra tác giả Kim Lân đã nói lên được tình yêu làng mãnh liệt của ông và cũng là tinh thần kháng chiến của ông. Về tới nhà, ông nằm bẹp trên giường suy nghĩ, lũ trẻ thấy vậy nên lầm lũi bước ra ngoài chơi sầm chơi sụi với nhau. Khi vợ ông về, bà hỏi Ông đã biết chuyện gì chưa? và qua những câu hỏi ân cần của bà, ông Hai trả lời một cách cộc lốc và gắt gỏng, khác với mọi ngày. Trong tâm trí ông đang diền ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Một bên là làng, một bên là kháng chiến. Rồi mỗi khi nghe người ta nói đến hay cái gì gì thì ông lại tưởng tượng ra người ta đang nói đến chuyện đó. Khi bà chủ nhà đến có ý đuổi gia đình ông đi vì làng của họ bảo không cho những người của làng Chợ Dầu đi tản cư sống ở đây nữa, vì làng Chợ Dầu theo giặc, nhưng bà ta lại làm ra ra vẻ như không muốn đuổi đi. Một lúc sau, ông gọi đứa con út ra và ôm nó vào lòng và tâm sự. Ông hỏi đứa con: làng của con là gì? Đứa con ngây thơ trả lời là làng Chợ Dầu. Rồi ông lại hỏi:
- Con có muốn về làng Chợ Dầu không?
- Có
- Con là con của ai?
- Là con thầy mấy lị con u...
Ông Hai hỏi đứa con xem gia đình mình sẽ theo kháng chiến như thế nào? Đứa con giơ tay cao lên trời trả lời to tất cả sẽ theo Cụ Hồ... Những câu nói ngây thơ của con trẻ chi biết nói thật đã làm sáng rõ tấm lòng của ông Hai. Cuộc đối thoại giữa đứa con và ông Hai như cuộc đối thoại nội tâm trong lòng của ông: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tác giả đã cho ta thấy sự tinh tế khi diễn tả tâm trạng nhân vật ông Hai qua cuộc đối thoại đó: Cái lòng của ông nó là vậy, có bao giờ dám đơn sai. Hôm sau, khi nghe tin cải chính từ chủ tịch xá rằng làng Chợ Dầu khóng phải theo giặc, làng Dầu là làng kháng chiến, nhà của ông đã bị Tây đốt nhẵn. Ông Hai mừng rỡ, lòng ông cứ rối cả lên. Ông về nhà, chia cho đứa con những cái bánh, ông sang nhà bác Thứ khoe chuyện đó.
Câu chuyện diễn tả cụ thể, sinh động và cho thấy sự thống nhất trong tình yêu làng, yêu nước của ông, sự chung thuỷ trong cách mạng của ông. Nhà văn Kim Lân đã rất thành công trong diễn tâm trạng ông Hai.
Phân tích và chứng minh diễn biến tâm trạng tinh tế và sinh động của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc, mẫu số 3:
Kim Lân là một nhà văn có tên tuổi trong văn đàn Việt Nam. ông viết rất ít, suốt từ năm 1962 đến nay, ông không viết tác phẩm nào khác ngoài hai tập truyện ngắn Con chó xấu xí và Nên vợ nên chồng. Tuy nhiên, ông đã để lại trong lòng người đọc một dấu ấn sâu đậm, một phong cách rất riêng. Điều đó đã được thể hiện sinh động qua truyện ngắn Làng. Tác phẩm đã cuốn hút người đọc qua việc thể hiện tinh thế và sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, đặc biệt là khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Ông Hai là một người nông dân, sống trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông yêu cái làng quê của mình, làng Chợ Dầu như yêu chính bản thân mình vậy. Thế nên, khi ông đi tản cư xuống vùng Bắc Giang, ông suốt ngày khoe về làng của mình, đặc biệt là về tinh thần kháng chiến. Thế nhưng, ngay giữa cái lúc ông Hai đang náo nức, tự hào về tin thắng lợi kháng chiến thì ông hay tin làng Chợ Dầu theo giặc. Qua việc đặt nhân vật vào tình huống gay gắt như vậy, tác giả đã bộc lộ. tâm lí, thái độ nhân vật qua nhiều phương diện.
Tác giả đã diễn tả chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ, khai thác mọi biểu hiện, cử chỉ nét mặt đến suy nghĩ nội tâm bên trong để làm nổi bật nỗi đau. xót, nhục nhã, tủi hổ ê chề, nỗi ám ảnh nặng nề, sợ hãi trong lòng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được... hay ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi.
Qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, ta càng thấm thía thêm nỗi lòng đau xót của ông Hai khi hay làng mình là làng kháng chiến, ông nói một mình, khi thì chửi, hét lên rằng: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Mặc dù sau đó, ông cô trấn tĩnh, tự an ủi mình nhưng cũng không xoa dịu nỗi bực bội, u uất trong ông, một con người tình đi khoe khắp nơi về làng cứ như thể trên khắp thế giới này không nơi đâu tuyệt như làng ông, vậy mà lại nghe tin làng mình theo giặc, ông tự hỏi mình: Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?. Tin làng Dầu theo giặc đẩy gia đình ông Hai tới nỗi bế tắc, tuyệt vọng có nguy cơ bị đuổi. Trong ông đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, ông đã phải lựa chọn một bên là làng, một bên là kháng chiến, là cách mạng: Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi là phải thù. Lòng yêu nước, trung thành với kháng chiến bao trùm lên tình yêu làng. Tuy đã xác định như thế nhưng lòng ông vẫn day dứt, tủi hổ khi nhớ về làng mình. Điều này được thể hiện qua cuộc trò chuyện với đứa con trai mới chỉ ba tuổi, rằng nhà ta ở làng Chợ Dầu và ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Ổng lão như đang tự nói với lòng mình, tự an ủi, vỗ về chính bản thân mình..
https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-va-chung-minh-dien-bien-tam-trang-tinh-te-va-sinh-dong-cua-ong-hai-khi-nghe-tin-lang-dau-theo-giac-41771n.aspx
Thông qua việc miêu tả chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác diễn biến nội tâm nhân vật, ý nghĩ, cử chỉ, ngôn ngữ, đặt nhân vật vào tình huống thử thách, bộc lộ chiều sâu tâm trạng, Kim Lân đã thể hiện tinh tế và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Qua đó đã thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng thống nhất, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai một nông dân rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống Pháp.