Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Kiều ở lầu Ngưng Bích

Để giúp các em hiểu rõ hơn về bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn học thì mời các em tham khảo bài viết Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Kiều ở lầu Ngưng Bích dưới đây. Bài phân tích này sẽ giúp các em hình dung được khung cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Đề bài: Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Kiều ở lầu Ngưng Bích

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich nghe thuat ta canh ngu tinh trong kieu o lau ngung bich

Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Kiều ở lầu Ngưng Bích


I. Dàn ý Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Chuẩn)

1. Mở bài:

- Giới thiệu về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích".

2. Thân bài:

a. Khái quát chung về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
- Nguyễn Du (1765 - 1820) là một đại thi hào dân tộc, một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam trung đại.
- Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm ở phần thứ hai "Gia biến và lưu lạc" của "Truyện Kiều".

b. Giải thích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là việc tác giả miêu tả thiên nhiên, cảnh vật để gửi gắm, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thường được các nhà văn, nhà thơ sử dụng rộng rãi và triệt để trong sự nghiệp văn chương của mình.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình vừa giúp cho cảnh vật trở nên sinh động, có màu sắc hơn lại vừa giúp nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc dễ dàng nhưng vẫn giữ được nét hay của nó.

c. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 6 câu thơ đầu của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
- Nhà thơ dùng từ "khóa xuân" ý nói việc cấm cung của người con gái nhà quyền quý thời xưa để muốn thông báo rằng Kiều đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Không gian mênh mông, rộng lớn "Bốn bề bát ngát xa trông" khiến cho Kiều cảm thấy cô đơn, trống trải.
- Cảnh "non xa", "trăng gần" gợi hình ảnh Kiều đang ở một nơi rất đơn độc, chơi vơi giữa mênh mông đất trời.
- Thời gian tuần hoàn, khép kín "mây sớm đèn khuya" như khắc sâu thêm nỗi buồn của Kiều khiến Kiều càng bẽ bàng, chán ngán đến "bẽ bàng".

d. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ tiếp theo của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":
- Khung cảnh thiên nhiên dưới lầu Ngưng Bích chỉ có tấm "trăng gần" làm bạn khiến cho Kiều nhớ về Kim Trọng, nhớ về vầng trăng thề nguyện khi hai người cùng uống rượu hứa hẹn một lòng sắt son trọn đời.
- Không chỉ nhớ về Kim Trọng, nàng Kiều còn nhớ về cha mẹ vì chưa làm tròn đạo con, nàng không biết ai sẽ phụng dưỡng bố mẹ khi "gốc tử" ngày càng to ra cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ nàng càng già yếu đi.

e. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":

- Mỗi một cảnh thiên nhiên lại khơi gợi Kiều ở những nỗi buồn khác nhau.
+ "Buồn trông cửa bể chiều hôm" gợi không gian bao la, mênh mông khiến Kiều nhớ về quê nhà mà không biết bao giờ mới được trở về.
+ Cảnh hoa trôi mặt nước gợi cho Kiều nỗi buồn về thân phận mình, nàng thấy mình giống như những cánh hoa vô định cứ trôi, cứ trôi dù bị sóng nước vùi dập nên chẳng biết về đâu.
+ Thiên nhiên như nhuốm màu tâm trạng của nhân vật "nội cỏ rầu rầu" gợi màu héo úa của cảnh vật cũng chính là ẩn dụ về tương lai mờ mịt, mất phương hướng của Thúy Kiều.
+ Thiên nhiên dữ dội "sóng cuốn mặt duềnh" khiến cho Kiều có những sự cảm chẳng mấy tốt lành vê tương lai, tai họa sắp ập xuống với nàng.

f. Đánh giá:
- Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, éo le, buồn tủi đáng thương và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc, sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để làm nổi bật tâm trạng nhân vật.

3. Kết bài:

- Khái quát lại nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích".


II. Bài văn mẫu Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Chuẩn)

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

Có lẽ, thiên nhiên chính là người bạn tri âm, tri kỷ của bất kỳ vị thi sĩ nào. Chính vì vậy mà thiên nhiên cũng có tác động vô cùng to lớn đối với tâm trạng của mỗi nhân vật trữ tình. Thiên nhiên trở nên có hồn có sắc hơn khi được các nhà văn, nhà thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để diễn tả. Có thể nói, Nguyễn Du chính là một bậc thầy đại tài trong việc sử dụng bút pháp này và điều đó được thể hiện vô cùng rõ ràng trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".

Nguyễn Du (1765 - 1820) là một đại thi hào dân tộc, một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam với những sáng tác thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Những sáng tác của ông thường lên án, tố cáo xã hội đen tối đã chà đạp con người. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm ở phần thứ hai "Gia biến và lưu lạc" của "Truyện Kiều". Sau khi Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt, nàng đã lưu lạc đến chốn hồng trần. Quá đau khổ trước số phận trớ trêu, nàng định tự vẫn nhưng bị Tú Bà ngăn cản. Tú Bà sợ mất đi một món "hời" lớn nên giả vờ chăm sóc, lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều và cho Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất chỉ là giam lỏng nàng.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thường được các nhà văn, nhà thơ sử dụng rộng rãi và triệt để trong sự nghiệp văn chương của mình. Ta bắt gặp một Bà huyện Thanh Quan tả cảnh "Qua đèo Ngang" chỉ toàn tả cảnh nhưng ẩn sâu trong bức trăng yên ắng ấy lại là một tâm trạng buồn, cô đơn đến khó tả. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là việc tác giả miêu tả thiên nhiên, cảnh vật để gửi gắm, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Nghệ thuật tả cảnh ngụ vừa giúp cho cảnh vật trở nên sinh động, có màu sắc hơn lại vừa giúp nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc dễ dàng nhưng vẫn giữ được nét hay của nó.

Đọc 6 câu thơ đầu tiên của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích ta đã thấy được một khung cảnh thiên nhiên thấm đượm nỗi buồn:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."

Nhà thơ dùng từ "khóa xuân" ý nói việc cấm cung của người con gái nhà quyền quý thời xưa để muốn thông báo rằng Kiều đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nỗi buồn phảng phất từ cảnh vật rồi từ từ ăn sâu vào trong tâm trí của nhân vật trữ tình. Không gian mênh mông, rộng lớn "Bốn bề bát ngát xa trông" khiến cho Kiều cảm thấy cô đơn, trống trải ở nơi "đất khách quê người" nàng lại chẳng hề quen biết ai. Nàng trông ra xa thì chỉ thấy mờ mờ ngọn núi "non xa", cồn "cát vàng" thì bụi bay mờ mịt còn ở gần thì chỉ có duy nhất "tấm trăng" để bầu bạn, để bộc bạch tâm sự đã cho ta thấy rằng Kiều đang ở một nơi rất đơn độc, chơi vơi giữa mênh mông đất trời. Thời gian vô tình cứ trôi vì nó là một vòng tuần hoàn, khép kín "mây sớm đèn khuya" như giam hãm tâm hồn nàng không thể thoát ra khỏi vòng tròn của những nỗi buồn cứ thế nối tiếp nhau khiến Kiều chán ngán đến "bẽ bàng". Những nỗi niềm xót thương cứ thế được nhân lên khiến cho tấm lòng Kiều như bị xẻ ngang , xẻ dọc "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" nên dù cảnh có đẹp đến đâu thì Kiều cũng vẫn buồn mà thôi.

Khép lại bức tranh thiên nhiên ở 6 câu thơ đầu của đoạn trích, ta hãy cùng hòa mình vào thiên thiên, cảnh vật ở 8 câu thơ tiếp theo của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích":

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm."

Với các nhà hủ nho xưa thì việc Thúy Kiều nhớ người yêu Kim Trọng trước, nhớ về bố mẹ sau thì thật là bất hiếu nhưng chúng ta nên nhìn nhận sự việc một cách khách quan để đánh giá nhân vật. Ở đây, vì Thúy Kiều phải cứu cha và em nên đã chấp nhận bán mình để một phần đền đáp công ơn cha mẹ nên việc Kiều nhớ về Kim Trọng trước cũng có thể coi là hợp lý. Khung cảnh thiên nhiên dưới lầu Ngưng Bích chỉ có tấm "trăng gần" làm bạn khiến cho Kiều nhớ về Kim Trọng, nhớ về vầng trăng thề nguyện khi hai người cùng uống rượu hứa hẹn một lòng sắt son trọn đời. Nàng cứ ngỡ mọi chuyện như là mới hôm qua, nàng đau đớn khi Kim Trọng vẫn chưa biết tin nàng đã chấp nhận bán mình mà vẫn chờ đợi nàng chốn Liêu Dương xa xôi. Nàng một lòng sắt son nhưng tấm lòng sắt son ấy lại khiến nàng tủi hổ, vò xé tâm can trước nỗi nhớ Kim Trọng vì không biết "gột rửa bao giờ cho phai" vết hoen ố đó. Sau khi nhớ về Kim Trọng, nàng lại buồn da diết nhớ về gia đình, nhớ về những ngày còn được đoàn tụ sống hạnh phúc bên nhau. Nàng vẫn tự trách mình "Xót người tựa cửa hôm mai" vì chưa làm tròn đạo con, nàng không biết ai sẽ phụng dưỡng bố mẹ khi "gốc tử" ngày càng to ra cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ nàng càng giá yếu đi mỗi ngày.

Có thể nói, 8 câu thơ cuối của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" thể hiện rõ nhất bút pháp tả cảnh ngụ tình trong toàn bộ đoạn trích:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

Mỗi một cảnh thiên nhiên lại khơi gợi Kiều ở những nỗi buồn khác nhau. Thời gian buổi chiều vốn đã gợi nỗi buồn nay nỗi buồn ấy lại trông ra "cửa bể" rộng lớn khiến cho nỗi buồn lan ra, tỏa vào vạn vật xung quanh. "Buồn trông cửa bể chiều hôm" gợi không gian bao la, mênh mông khiến Kiều nhớ về quê nhà mà không biết bao giờ mới được trở về. Giữa mênh mông sông nước lại thấp thoáng một cánh buồm nhỏ bé tượng trưng cho Kiều đang bơ vơ, lạc lõng giữa chốn xa lạ. Mỗi lúc nỗi buồn của Kiều càng trở nên nặng nề hơn, Kiều "trông ngọn nước mới sa" với cánh hoa trôi trên mặt nước gợi cho Kiều nỗi buồn về thân phận mình, nàng thấy mình giống như những cánh hoa vô định cứ trôi, cứ trôi dù bị sóng nước vùi dập nên chẳng biết về đâu. Thiên nhiên nơi đây như nhuốm màu tâm trạng của nhân vật, nàng trông thấy "nội cỏ rầu rầu" gợi màu héo úa của cảnh vật cũng chính là ẩn dụ về tương lai mờ mịt, mất phương hướng của Thúy Kiều. Thiên nhiên dữ dội "sóng cuốn mặt duềnh" bủa vây xung quanh nàng là tiếng sóng kêu "ầm ầm" khiến cho Kiều có những sự cảm chẳng mấy tốt lành vê tương lai, phải chăng tai họa sắp ập xuống với nàng. Điệp ngữ "buồn trông" được kết hợp cũng những hình ảnh thiên nhiên theo sau đã diễn tả thành công nỗi buồn ngày càng tăng tiến, nâng lên theo cấp độ đã trở thành điệp khúc của tâm trạng nàng Kiều.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, éo le, buồn tủi đáng thương và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Ngòi bút Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc, sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để làm nổi bật tâm trạng nhân vật.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" của Nguyễn Du là thực cảnh nhưng cũng là tâm cảnh. Tác giả đã thực sự thành công và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc bởi bút pháp tả cảnh ngụ tình đầy đặc sắc và thú vị.

------------------HẾT------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nghe-thuat-ta-canh-ngu-tinh-trong-kieu-o-lau-ngung-bich-68473n.aspx
Trên đây là bài Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", hi vọng qua bài viết này các em sẽ hiểu được rõ hơn về biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để ứng dụng vào khi viết văn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm những bài viết sau để củng cố lại kiến thức: Cảm nhận 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Viết đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối của bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, Cảm nhận về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Bài văn Cảm nhận về 8 câu thơ cuối của bài Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du siêu hay tuyển chọn
Sự vận động của cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người trong đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích
Phân tích tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua 4 bức tranh: Buồn trông
Từ khoá liên quan:

phan tich nghe thuat ta canh ngu tinh trong kieu o lau ngung bich

, viet doan van nghe thuat ta canh ngu tinh trong 8 cau cuoi kieu o lau ngung bich, chi ro nghe thuat ta canh ngu tinh trong doan trich kieu o lau ngung bich,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sở Kiều

    Webgame ngôn tình hấp dẫn

    Sở Kiều là webgame được xây dựng từ bộ phim truyền hình cùng tên khá nổi tiếng với game thủ Việt. Với sự ra mắt của game online Sở Kiểu, nhà phát hành như muốn đưa người chơi vào một thế giới mở, hóa thân vào các nhân vậ ...

Tin Mới