Bài văn Phân tích tâm trạng của Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du siêu hay, ngắn gọn

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật được Nguyễn Du ứng dụng rất hay và xuất sắc trong "Truyện Kiều". Em hãy tham khảo bài mẫu Phân tích tâm trạng của Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích để hiểu thêm về những biện pháp mà đại thi hào sử dụng để miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình nhé!

Đề bài: Phân tích tâm trạng của Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích.

bai van phan tich tam trang cua kieu trong kieu o lau ngung bich cua nguyen du sieu hay ngan gon

Viết đoạn văn miêu tả tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích 8 câu cuối siêu hay

 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
III. Bài văn mẫu.

 

I. Dàn ý Tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích ngắn gọn:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
- Giới thiệu về tâm trạng của Thúy Kiều.
2. Thân bài:
a) Nỗi cô đơn, buồn tủi:
- "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân": Kiều bị Tú Bà giam lỏng trong lầu Ngưng Bích.
- Không gian:
+ "Non xa" - "Trăng gần": nghệ thuật đối.
+ "Cát vàng cồn nọ" - "Bụi hồng dặm kia": nghệ thuật đảo ngữ. Đây vừa là cảnh thật, vừa là cảnh ước lệ cho không gian mênh mông rộng lớn. Cảnh vật trong không gian mênh mông nhưng lại xa cách nhau thể hiện nỗi cô đơn của Kiều.
=> Cảnh đẹp nên thơ nhưng không gian bao la, rộng lớn, vắng vẻ.
- Thời gian: "Mây sớm, đèn khuya" => Vòng tuần hoàn khép kín.
- Tâm trạng: "Bẽ bàng", "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng".
=> Kiều chán nản, buồn tủi, cô đơn giữa ngày dài tháng rộng, không có ai bầu bạn.
b) Nỗi thương nhớ Kim Trọng:
- "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng": Nhớ nhung về đêm thề nguyền, hẹn ước giữa mình và Kim Trọng năm xưa.
- "Rày trông mai chờ": Kiều tưởng như Kim Trọng vẫn còn chờ đợi tin tức của nàng.
- "Bơ vơ": Hoàn cảnh của Kiều lúc đó.
- "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai": Tấm lòng son sắc thủy chung dành cho Kim Trọng đã bị hoen ố vì chốn lầu xanh nên không thể làm sạch được nữa.
=> Kiều vô cùng nhớ thương, đau đớn, tủi hổ khi nhớ đến Kim Trọng.
c) Nỗi thương nhớ cha mẹ:
- "Xót người tựa cửa hôm mai: Thương cha mẹ ở nhà ngóng trông tin tức của nàng.
- "Quạt nồng ấp lạnh", "Sân Lai": Dẫn từ điển tích, điển cố -> Lo lắng, không biết có ai lo lắng, chăm sóc cho cha mẹ hay không.
- "Gốc tử": Nỗi nhớ mong cha mẹ đã già ở nhà.
=> Kiều nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ ở nhà không có ai chăm sóc.
d) Tâm trạng của Kiều:
- Điệp từ "buồn trông" thể hiện tâm trạng buồn tủi, "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ của nàng Kiều".
- Cặp lục bát thứ nhất: Nỗi nhớ nhà, cô đơn khi ở giữa không gian mênh mông rộng lớn.
- Cặp lục bát thứ hai: Buồn cho số phận trôi nổi, bơ vơ vô định của mình.
- Cặp lục bát thứ ba: Nỗi tuyệt vọng, cô đơn, chán chường khi bị giam giữ ở lầu Ngưng Bích.
- Cặp lục bát cuối cùng: Dự cảm không lành về tương lai đầy bão tố.
e) Nghệ thuật:
- Tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút.
- Đảo ngữ, đối, điệp từ, từ láy.
- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
- Nhịp thơ linh hoạt, biến đổi khôn lường.
3. Kết bài:
- Khái quát lại tâm trạng của Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
 

II. Đoạn văn mẫu Phân tích tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất

"Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một đoạn trích đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong "Truyện Kiều". Qua đó, ta thấy được tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích. Ở sáu câu thơ đầu, Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để khắc họa lại hoàn cảnh nhân vật. Trong không gian mênh mông, rộng lớn nhưng lại chia lìa "non xa", "trăng gần", "cồn cát nọ", "bụi hồng kia", ta thấy được sự cô đơn, lẻ loi của cảnh vật cũng như của chính Kiều. Hơn thế nữa, việc phải ở trong vòng tuần hoàn khép kín "mây sớm, đèn khuya" cũng khiến nàng càng thêm chán nản. Nàng chỉ biết nghĩ đến những kỉ niệm bên Kim Trọng để bản thân cảm thấy bớt cô đơn, thế nhưng càng nhớ lại càng đau đớn. Kiều nhớ đến đêm thề nguyền, cùng nâng chén hẹn ước giữa mình với chàng Kim năm xưa rồi lại nghĩ đến cảnh người vẫn còn chờ đợi tin tức của nàng. Thế nhưng tấm thân nàng giờ đây đã bị hoen ố, vấy bẩn, không thể "gột rửa" được nữa. Sau đó, Kiều nhớ đến cha mẹ, lo lắng rằng không biết đã có ai chăm sóc miếng ăn, giấc ngủ cho cha mẹ hay chưa. Càng nghĩ nàng càng buồn tủi. Nỗi buồn thấm lên cảnh vật khiến cho không gian trở nên ảm đạm hơn. Điệp từ "Buồn trông" ở tám câu thơ cuối đã thể hiện rõ điều này. Kiều trông thấy cảnh sông nước, con thuyền phía xa mà không kìm được nỗi nhớ nhà, nhìn hoa trôi mà thương cho số phận trôi nổi lênh đênh của mình. Nàng buồn đến nỗi đâu đâu cũng chỉ thấy một màu xanh tẻ nhạt, chán chường. Rồi khi trông những cơn gió cuốn trên mặt duềnh, nàng bỗng nghe được âm thanh ầm ầm như báo hiệu sóng to gió lớn sắp sửa ập đến. Đó là dự cảm về một tương lai đầy biến động, khó khăn trước mắt. Bằng việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên, Nguyễn Du đã khắc họa nỗi cô đơn, bơ vơ, tuyệt vọng của nàng Kiều khi phải chôn vùi tuổi xuân của mình trong lầu Ngưng Bích.

----------------------------

Em hãy xem các bài văn mẫu lớp 9 khác để thấy được tài năng của ông được thể hiện trong thế nào nhé: Phân tích 4 câu thơ đầu của đoạn trích Chị em Thúy Kiều; Cảm nhận về 8 câu thơ cuối của bài Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du; Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Bai van Ke lai tam trang cua Kieu o lau Ngung Bich ngan nhat

Bài văn Kể lại tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn nhất hay của Học sinh giỏi

 

III. Bài văn mẫu Phân tích tâm trạng của Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích siêu hay:

Truyện Kiều là một kiệt tác văn chương Việt Nam. Đại thi hào Nguyễn Du đã vận dụng tài năng của mình, sử dụng nhiều hình tượng nghệ thuật độc đáo để khiến cho những lời thơ trở nên vừa bình dị, gần gũi, vừa trang trọng. Thế nhưng, nổi bật nhất phải kể đến bút pháp miêu tả nội tâm, tâm lí nhân vật cực kì đặc sắc. Trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tác giả đã khắc họa rõ nét tâm trạng cô đơn, chán chường của Thúy Kiều.

Trước hết, ở sáu câu thơ đầu, ta thấy được nỗi cô đơn, bất hạnh, tội nghiệp của Kiều:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."

Câu thơ đầu tiên đã cho ta biết được hoàn cảnh của Kiều. Dù Tú Bà đã dùng những lời nói ngon ngọt dỗ dành nhưng Thúy Kiều vẫn không chịu tiếp khách. Vậy nên bà ta đành giam lỏng nàng trong lầu Ngưng Bích, đợi nàng khuất phục. Mỗi ngày, nàng đều đứng trên lầu cao ngắm nhìn cảnh vật xung quanh có "non xa", "trăng gần", "cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia". Đây đều là cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong thực tế nhưng cũng là cảnh ước lệ cho không gian mênh mông, vô định trước mắt nhân vật. Nghệ thuật đối, đảo ngữ được sử dụng khiến cho ta cảm thấy sự vật đều cách nhau rất xa, thể hiện sự bao la, vắng vẻ. Thúy Kiều thật đáng thương khi phải chịu đựng nỗi cô đơn trong khung cảnh rộng lớn cùng thời gian tuần hoàn khép kín "mây sớm, đèn khuya". Cảm tưởng như nàng sẽ phải chôn vùi tuổi xuân ở nơi này mãi mãi. Thế nên nàng càng chán nản, buồn tủi hơn giữa ngày dài tháng rộng, cảnh vật xa cách không có ai bầu bạn.

Vì thế, nàng đành dùng cách nhớ về những người thân yêu để nguôi ngoai phần nào nỗi cô đơn. Thế nhưng, càng nhớ lại càng đau đớn, xót xa hơn:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Chân trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai."

Đầu tiên, nàng nghĩ về chàng Kim. Thúy Kiều nhớ lại đêm thề nguyền cùng nâng chén hẹn ước giữa hai người. Thế nhưng giờ đây mộng tàn tình tan. Nàng đã ở một chân trời khác còn Kim Trọng có lẽ vẫn đang không ngừng mong ngóng tin tức của nàng. Chàng Kim đâu biết, thế giới của Kiều giờ đây đã nhuốm màu u tối. Nàng đã bị vấy bẩn bởi chốn lầu xanh, không thể giữ sự thủy chung son sắt nữa. "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" là một câu hỏi không có lời đáp, cũng là lời than thở, bộc bạch thể hiện nỗi đau, sự tủi nhục của Thúy Kiều. Dù có làm cách nào, đôi uyên ương cũng không thể quay lại như khi xưa được nữa.

"Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm."

Tiếp theo, Kiều nhớ đến cha mẹ ở nhà vẫn tựa cửa ngóng tin bình an của con gái. Tuy đã tự bán mình để có tiền chuộc cha và em thoát khỏi chốn lao tù, thế nhưng nàng vẫn day dứt vì không thể ở bên chăm sóc cha mẹ. Ở đoạn thơ này, Nguyễn Du đã sử dụng các điển tích, điển cố, thành ngữ như "quạt nồng ấp lạnh", "Sân Lai", "Gốc tử" để thể hiện nỗi lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Nàng lo lắng khi mình rời xa, sẽ không ai quạt cho cha mẹ ngủ khi trời vào hè nóng nực, không ai ấp chăn ấm cho cha mẹ nằm lúc trời trở gió đông. Thời gian trôi dần qua, cha mẹ ngày một già yếu, không biết cha mẹ có ai đó ở bên bầu bạn hay không.

Qua dòng hồi tưởng, người đọc đã thấy được hình ảnh của một nàng Kiều chung thủy, hiếu thảo. Dù đã không còn ở bên những người thân yêu nhưng chữ hiếu, chữ tình chưa vẹn toàn vẫn khiến nàng day dứt khôn nguôi. Từ đó, Kiều phóng tầm mắt ra ngắm nhìn cảnh vật xung quanh lầu Ngưng Bích. Thế nhưng "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Nỗi buồn của nàng đã thấm lên cả cảnh vật xung quanh:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

Trong tám câu thơ cuối này, bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao. Chỉ bằng điệp ngữ "buồn trông" ở đầu câu kết hợp với những từ láy miêu tả khung cảnh, ông đã cho ta thấy tâm trạng của nàng Kiều. Ở cặp câu lục bát thứ nhất, ta thấy cảnh cửa biển, con thuyền buổi chiều hoàng hôn gợi nỗi nhớ nhà da diết trong không gian mênh mông. Cặp lục bát thứ hai có hình ảnh ẩn dụ "hoa trôi" chính là số phận lênh đênh, vô định, không thấy bến đỗ của Kiều. Cặp lục bát thứ ba thể hiện nỗi cô đơn, tuyệt vọng của Thúy Kiều khi khắp nơi chỉ có một màu xanh tẻ nhạt, ảm đạm. Và cuối cùng là dự cảm không lành về tương lai đầy bão tố sắp xảy đến. Khi nhìn ra ngoài mặt duềnh, Thúy Kiều mới chỉ thấy nó nổi lên mà trong tâm trí nàng đã nghe thấy âm thanh "ầm ầm" của thiên nhiên. Đây là cảm giác bất lực khi biết trước những bão tố sắp đến nhưng không thể làm gì được, chỉ có thể bị động ngồi chờ điều đó đến.

Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ như: đảo ngữ, đối, điệp từ, từ láy,... để miêu tả khung cảnh thiên nhiên nhưng thực tế là đang bày tỏ nỗi lòng của nhân vật trữ tình. Qua đó, người đọc nhận ra sự cô đơn, chán chường, tuyệt vọng của một giai nhân đang để tuổi xuân qua đi một cách vô ích nơi lầu son gác tía.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-van-phan-tich-tam-trang-cua-kieu-trong-kieu-o-lau-ngung-bich-cua-nguyen-du-75772n.aspx
Thông qua Phân tích tâm trạng của Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích, ta thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình đỉnh cao của Nguyễn Du. Các em nhớ làm rõ và nêu đầy đủ ý chính để bài văn thêm hay, đạt điểm cao nhé.

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Kiều ở lầu Ngưng Bích
Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Sự vận động của cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người trong đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích
Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Dàn ý phân tích tám câu thơ cuối trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
Từ khoá liên quan:

Phan tich tam trang cua Kieu trong Kieu o lau Ngung Bich

, Viet doan van mieu ta tam trang cua Kieu o lau Ngung Bich 8 cau cuoi, Bai van Ke lai tam trang cua Kieu o lau Ngung Bich ngan nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích Thơ duyên

    Bài văn mẫu Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu hay mới nhất

    Nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ đầy tự do, lãng mạn cùng bao thông điệp hướng về tình yêu với con người, cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này, Taimienphi.vn gửi đến các em bài văn Phân tích Thơ duyên. Bài viết sẽ giúp em nhận ra thông điệp, ý nghĩa tác phẩm cũng như cảm nhận được sâu sắc hơn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ nhé. Mời em đón xem ngay sau đây.

Tin Mới