Tham gia nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với các đối tượng đáp ứng đủ điều kiện luật định. Tuy nhiên, một số đối tượng được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự cũng có thể tự nguyện nhập ngũ nếu có nguyện vọng. Đó là lý do mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện được áp dụng trong thực tiễn. Cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau.
Trừ những đối tượng bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự, hiện nay có khá nhiều thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Vậy, mẫu đơn xin tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện như thế nào? Làm sao để thuyết phục nhất?
Mẫu đơn tình nguyện nhập ngũ và hướng dẫn cách viết đúng luật
1. Mẫu đơn xin tình nguyện nhập ngũ
Mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện không có mẫu chung, tuy nhiên hiện nay, hầu hết đều áp dụng mẫu như sau.
* Tải mẫu đơn xin tình nguyện nhập ngũ mới nhất TẠI ĐÂY
2. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện
- Dựa vào mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện được nêu ở mục 1, cá nhân xin nhập ngũ phải có cách trình bày nội dung chặt chẽ, thuyết phục.
- Trong đơn phải đảm bảo được các thông tin cá nhân của người đề nghị về tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú và tình trạng sức khỏe.
- Nội dung quan trọng nhất là phần "Hoàn cảnh bản thân", ở phần này, người đề nghị phải nêu rõ được hoàn cảnh hiện tại của bản thân và từ đó đưa ra được yếu tố hình thành nguyện vọng nhập ngũ, tinh thần sẵn sàng nhập ngũ và tính chắc chắn sẽ tham gia khi có lệnh gọi chính chức.
- Đơn xin cũng phải nêu rõ tham gia nghĩa vụ quân sự theo đợt nào, ngày tháng năm nào.
=> Đơn xin tình nguyện nhập ngũ được gửi cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện, cấp xã xem xét, giải quyết.
3. Khi nào xin nhập ngũ thì được duyệt?
- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
- Để được xét duyệt thì công dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ, cụ thể:
+ Đủ 18 tuổi - 25 tuổi (nếu được đào tạo cao đẳng, đại học thì tối đa là 27 tuổi).
+ Có lý lịch rõ ràng;
+ Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ.
+ Có trình độ văn hóa phù hợp.
Các tiêu chuẩn này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 148/2018/TT-BQP.
Tiêu chuẩn để được tham gia nghĩa vụ quân sự mới nhất
- Ngoài ra, nhiều người còn thắc mắc liệu tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự được gì? Trên cơ sở pháp luật hiện nay, không có chế độ nào "ưu tiên" hơn nếu công dân tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự.
+ Với các trường hợp được miễn, tạm hoãn mà công dân vẫn muốn tham gia, thực hiện nhiệm vụ vẻ vang của đất nước thì được xem xét.
+ Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ được nhận đầy đủ các quyền lợi, chế độ khi đang phục vụ tại ngũ và khi xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Vì nhiều lý do khác nhau mà một số công dân có nhu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy Đơn xin xác nhận tạm hoãn nghĩa vụ quân sự viết như nào? Những giấy tờ liên quan theo quy định cần chuẩn bị ra sao? Bạn đọc có thể tải về và xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết dưới đây.- Xem thêm: Đơn xin xác nhận tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
4. Nữ giới có được tham gia nghĩa vụ quân sự không?
- Nữ giới được tham gia nghĩa vụ quân sự. Đây là nội dung mới quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
- Nữ giới được tham gia nghĩa vụ khi đủ 18 tuổi trở lên và có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân theo quy định tại Điều 3, Nghị định 14/2016/NĐ-CP, ví dụ: tài chính, kế toán, luật, công nghệ thông tin;....
https://thuthuat.taimienphi.vn/mau-don-xin-tham-gia-nghia-vu-quan-su-tu-nguyen-73789n.aspx
Trên đây là nội dung về mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện được Taimienphi.vn tổng hợp và chia sẻ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, trường hợp cụ thể mà người viết đơn đưa ra các lý do nghiêm túc, chặt chẽ và có sức thuyết phục để được xét duyệt và gọi nhập ngũ. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số mẫu đơn phổ biến khác như Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay Mẫu di chúc tặng cho nhà đất,..., và áp dụng vào thực tế đời sống.