Luật xuất nhập cảnh ra đời chính là cơ sở để điều chỉnh hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Trải qua quá trình thay đổi, hội nhập quốc tế và yêu cầu thực tế, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam đã được thông qua và ban hành. Tìm hiểu nội dung chi tiết của Luật này thông qua bài viết sau đây của Taimienphi.vn.
Xuất phát từ mục đích, nhu cầu xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày càng tăng lên, việc ban hành những quy định về xuất nhập cảnh là rất quan trọng và cần thiết. Để tìm hiểu rõ hơn nội dung về Luật xuất nhập cảnh mới nhất 2023, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Luật xuất nhập cảnh 2019 số 49/2019/QH14 cho người Việt Nam, người nước ngoài
* Tải Luật xuất nhập cảnh mới nhất TẠI ĐÂY
1. Giới thiệu về Luật xuất nhập cảnh
Luật xuất nhập cảnh là cách gọi ngắn gọn để chỉ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 số 49/2019/QH14:
* Về hiệu lực: Luật xuất nhập cảnh có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.
* Về bố cục: Luật xuất nhập cảnh gồm có: 8 Chương, 52 Điều:
- Chương I: Quy định chung (từ Điều 1 - Điều 5)
- Chương II: Giấy tờ nhập cảnh (từ Điều 6 - Điều 7)
- Chương III: Cấp, chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh
+ Mục 1: Cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (từ Điều 8 - Điều 13)
+ Mục 2: Cấp hộ chiếu phổ thông (từ Điều 14 - Điều 16)
+ Mục 3: Cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn (từ Điều 17 -Điều 18)
+ Mục 4: Cấp giấy thông hành (từ Điều 19 - Điều 20)
- Chương IV: Quản lý, sử dụng, thu hồi, khôi phục giấy tờ xuất nhập cảnh
+ Mục 1: Quản lý, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh (từ Điều 23 - Điều 26)
+ Mục 2: Thu hồi, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu (từ Điều 27 - Điều 32)
- Chương V: Xuất cảnh, nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh (từ Điều 33 - Điều 39)
- Chương VI: Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (từ Điều 40 - Điều 43)
- Chương VIII: Trách nhiệm quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (từ Điều 44 - Điều 50)
- Chương VIII: Điều khoản thi hành (từ Điều 51 - Điều 52)
Luật xuất nhập cảnh mới nhất, nội dung, thời gian có hiệu lực thi hành
2. Những nội dung cơ bản của Luật xuất nhập cảnh
Tại Luật xuất nhập cảnh 2019 có 06 nội dung cơ bản như sau:
- Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ của công dân: Điều này được ghi nhận cụ thể tại Hiến pháp 2013, trong đó công dân có quyền được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và những thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh. Không chỉ vậy, tại luật xuất nhập cảnh cũng quy định thêm trường hợp: người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi vẫn có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về xuất nhập cảnh thông qua người đại diện hợp pháp.
- Thứ hai, về cấp hộ chiếu phổ thông:
+ Về đối tượng được cấp: được cấp riêng cho từng người - đây là điểm mới so với luật cũ (người chưa đủ 09 tuổi cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của bố/mẹ và có thời hạn 05 năm) => Đảm bảo quyền tự do xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên được quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử/hộ chiếu không gắn chíp điện tử.
+ Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở trong nước nếu có CCCD => có quyền lựa chọn cơ quan thực hiện thuận tiện => tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền về xuất nhập cảnh.
+ Đối với hộ chiếu bị mất đã được tìm thấy thì có thể được khôi phục giá trị sử dụng nếu công dân có yêu cầu
- Thứ ba, về giấy tờ xuất nhập cảnh:
+ Quy định có 04 loại giấy tờ xuất nhập cảnh là: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành, theo đó giấy xuất nhập cảnh không còn bao gồm hộ chiếu thuyền viên nữa, thay vào đó vẫn gọi là giấy thông hành.
+ Quy định thêm về hộ chiếu điện tử nhằm phù hợp với xu thế toàn cầu, tăng cường tính bảo mật, việc sử dụng được thuận tiện, nhanh chóng hơn.
+ Quy định về thời hạn đối với từng loại hộ chiếu khác nhau.
+ Ngoài ra, luật cũng quy định về thủ tục làm hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn trong một số trường hợp cụ thể.
- Thứ tư, về thu hồi, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu:
+ Luật nêu rõ những trường hợp phải thu hồi, hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu.
+ Trình tự, thủ tục khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông
- Thứ năm, về tạm hoãn xuất cảnh:
+ Luật xuất nhập cảnh 2019 đã quy định những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh, thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh dựa trên Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 => Tạo sự đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp luật
- Thứ sáu, về cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam: Việc quy định này để phù hợp với tình hình thực tiễn, xu thế hội nhập cũng như hướng đến sự hiện đại hóa trong quá trình sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh cũng như công tác quản lý của cơ quan nhà nước.
3. Mục đích xây dựng Luật xuất nhập cảnh
Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được xây dựng để hướng tới một số mục đích sau:
- Tăng cường hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế,
- Cải cách thủ tục hành chính hướng tới sự đơn giản hóa trong quá trình thực hiện những thủ tục hành chính về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- Đảm bảo quyền con người về xuất cảnh, nhập cảnh.
- Nâng cao giá trị pháp lý đối với hoạt động quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh của công dân.
- Hoàn thiện pháp luật về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam => Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa luật xuất nhập cảnh và những văn bản luật khác, đồng thời cũng tạo ra sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Có thể thấy, Luật xuất nhập cảnh chính là hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo quyền con người về tự do xuất cảnh, nhập cảnh. Không chỉ vậy, đây cũng chính là cơ sở trong quá trình thực hiện cải cách các thủ tục hành chính đơn giản, hiệu quả hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-xuat-nhap-canh-73784n.aspx
Ngoài ra, để có thêm hiểu biết về hệ thống pháp luật Việt Nam, bạn đọc có thể tham khảo thêm các luật khác như Luật trọng tài thương mại, Luật trẻ em, Luật quốc tế, ...