Thừa kế, luật thừa kế tài sản là một trong số những nội dung được Bộ luật dân sự ghi nhận rất rõ ràng, cụ thể. Để giúp bạn đọc hiểu được rõ hơn quy định của pháp luật về thừa kế tài sản, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Luật thừa kế tài sản về bản chất chính là quy định về thừa kế đã được thể hiện trong Bộ luật dân sự 2015. Nội dung chi tiết sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Nội dung Luật thừa kế tài sản, thừa kế đất đai khi có di chúc, không có di chúc mới nhất
1. Luật thừa kế tài sản là gì?
- Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có văn bản mang tên "Luật thừa kế tài sản". Theo đó, thừa kế tài sản là một trong những quy định của Bộ luật dân sự 2015. "Luật thừa kế tài sản" là cách gọi thông thường của người dân để chỉ đến việc thừa kế tài sản của người đã chết để lại và những vấn đề liên quan như: cách chia thừa kế, hàng thừa kế, chia tài sản theo pháp luật, chia tài sản theo di chúc, hiệu lực của di chúc,....
Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc về các chương XXI, XXIII, XXIII của luật dân sự 2015: quy định rất rõ về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật.
2. Nội dung chính của luật thừa kế tài sản
2.1. Quy định về thừa kế
- Nội dung "Thừa kế" thuộc Chương XXI của Bộ luật dân sự 2015: quy định về quyền thừa kế, thời điểm thừa kế, di sản thừa kế, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế...
- Tại chương này cũng giải thích rõ về "di sản": là tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
- Về thời điểm mở thừa kế: người có tài sản chết => đây cũng là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
- Địa điểm mở thừa kế: nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản/nơi có toàn bộ di sản/ nơi có phần lớn di sản.
- Về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế/bác bỏ quyền thừa kế của người khác là: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
- Về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là: 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Bạn đọc có thể xem thêm những điểm mới của bộ luật dân sự 2015 mà chúng tôi đã chia sẻ.
Nội dung của Luật thừa kế tài sản mới nhất
2.2. Quy định về thừa kế theo di chúc
- Về thừa kế theo di chúc được quy định tại Chương XXII Bộ luật dân sự: tại chương này đã ghi nhận về những nội dung sau:
+ Khái niệm "di chúc", các hình thức của di chúc
+ Người lập di chúc, quyền của người lập di chúc.
+ Quy định về di chúc hợp pháp, nội dung của một di chúc hợp pháp
+ Di chúc công chứng, chứng thực và thủ tục công chứng, chứng thực di chúc.
+ Hiệu lực của di chúc
+ Công bố di chúc và giải thích nội dung di chúc.
+ Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: pháp luật ghi nhận đối với những người là: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con không có khả năng lao động thì vân nx được hưởng di sản bằng 2/3 suất của 01 người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, nếu họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản thì chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.
2.3. Quy định thừa kế theo pháp luật
Tại Chương XXIII của Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận về Thừa kế theo pháp luật và có quy định về những vấn đề sau:
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế
- Những trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật:
+ Không có di chúc
+ Di chúc không hợp pháp
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm với người lập di chúc; co quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
+ Những người được chỉ định làm thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản/từ chối nhận di sản.
- Quy định về những người thừa kế theo pháp luật: gồm có 03 hàng thừa kế
- Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật:
+ Người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau
+ Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền được hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản/từ chối nhận di sản.
- Quy định về thừa kế thế vị:
+ Con của người để lại di sản chết trước/cùng thời điểm với người để lại di sản => Cháu được hưởng phần di sản mà cha/mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
+ Cháu cũng chết trước/cùng một thời điểm với người để lại di sản => Chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
- Ngoài ra, tại chương này cũng quy định rất rõ về mối quan hệ thừa kế giữa: con nuôi- cha mẹ nuôi , con đẻ và cha, mẹ đẻ; giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế; thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác.
Như vậy nội dung về thừa kế tài sản - Luật thừa kế tài sản đã được quy định rất cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015. Đây sẽ là cơ sở xác lập quyền thừa kế của những người thuộc diện được thừa kế di sản mà người chết để lại.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-thua-ke-tai-san-73837n.aspx
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật tố tụng dân sự, Luật thừa kế đất đai hay Luật tố cáo.