Kinh nghiệm tìm việc làm cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường có thể liên hệ với nhiều doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm, tham gia nhiều cuộc phỏng vấn nhưng không trúng tuyển vì lý do thiếu kinh nghiệm, vậy phải làm sao để vượt qua những thách thức này? Dưới đây là một số lời khuyên:

kinh nghiem tim viec lam cho sinh vien moi ra truong

Kinh nghiệm tìm việc làm cho sinh viên mới ra trường
 

Mục Lục bài viết:
1. Tìm hiểu trước về công ty.
2. Nói về các dự án bạn đã thực hiện.
3. Hồ sơ xin việc rõ ràng, ngắn gọn.
4. Thực hành giới thiệu bản thân.
5. Cẩn thận với tài khoản mạng xã hội.

1. Tìm hiểu trước về công ty

Điều bất ngờ là có rất nhiều ứng viên, từ sinh viên mới tốt nghiệp đến những người có kinh nghiệm bỏ qua bước cơ bản này. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, câu hỏi đầu tiên của nhà tuyển dụng có thể là "Bạn đã biết gì về công ty chúng tôi?" hoặc "Bạn đã tìm hiểu website của chúng tôi chưa?". Họ sẽ không hài lòng nếu bạn trả lời bằng cách bào chữa rằng bạn không có thời gian hoặc chỉ đọc lướt qua.

Hãy chắc rằng bạn đã tìm hiểu các thông tin về công ty để thảo luận nhiều hơn với nhà tuyển dụng.

2. Nói về các dự án bạn đã thực hiện

kinh nghiem tim viec lam cho sinh vien moi ra truong

Sinh viên mới ra trường có thể gặp khó khăn khi xin việc vì thiếu kinh nghiệm chuyên môn.

Là một sinh viên mới ra trường, bạn không có kinh nghiệm làm việc để người phỏng vấn có thể kiểm tra chuyên môn, nhưng họ luôn muốn thấy những điểm mạnh ở bạn để xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Cách tốt nhất để gây ấn tượng là nói về các dự án bạn đã tham gia (nếu có). Có thể chỉ là những dự án bạn hoàn thành trong trường đại học hoặc làm thêm, nhưng rõ ràng chúng cũng tạo nên ưu thế cho bạn trước các ứng viên khác.

3. Hồ sơ xin việc rõ ràng, ngắn gọn

Là một người mới, bạn có thể bị rơi vào lỗi viết hồ sơ xin việc quá dài. Mọi người đều đang chạy đua với thời gian, và chẳng ai muốn đọc hết thảy nội dung dài lê thê, trình bày về các tiềm năng của bạn. Hãy hoàn thành bản CV xin việc thật ngắn gọn và chỉ giữ lại những thông tin quan trọng. Đừng quên nhấn mạnh vào những kỹ năng mà công việc yêu cầu.

4. Thực hành giới thiệu bản thân

Khi phỏng vấn xin việc, bạn đang cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác. Hãy bắt đầu phần giới thiệu với phong thái tự tin, mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của người nghe. Tập trung vào những điểm là thế mạnh của bạn - nếu bạn không phải là sinh viên tốt nghiệp từ một trường đại học hàng đầu, hãy nói về những gì bạn đã làm được và lý do tại sao bạn lại thích làm việc cho công ty.

5. Cẩn thận với tài khoản mạng xã hội

https://thuthuat.taimienphi.vn/kinh-nghiem-tim-viec-lam-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-55204n.aspx
Khi quyết định mời bạn đến phỏng vấn, rất nhiều nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm tên bạn trên Internet để hiểu thêm về bạn. Hãy cẩn thận với những nội dung trên mạng xã hội, Có thể bạn nghĩ nó rất hài hước hoặc sâu sắc, nhưng ông chủ tương lai của bạn lại không nhìn nhận như vậy.

Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Các công việc làm thêm phù hợp với sinh viên nhất
Cách viết đơn xin việc chuẩn
Những chú ý quan trọng khi xin việc làm trái ngành
Mẫu đơn xin nghỉ học, giấy xin phép nghỉ học mới nhất cho học sinh, sinh viên, phụ huynh
Cách viết đơn xin thôi việc, nghỉ việc
Từ khoá liên quan:

kinh nghiem tim viec lam cho sinh vien moi ra truong

, cach tim viec lam tren mang, kinh nghiem tim viec lam them tai nha,

SOFT LIÊN QUAN
  • Đơn xin việc

    Những mẫu đơn xin việc hay, thu hút nhà tuyển dụng

    Nhiều ứng viên mất cơ hội việc làm vì đơn xin việc thiếu ấn tượng, không đúng trọng tâm. Bạn hãy sử dụng mẫu đơn chuyên nghiệp, trình bày rõ ràng kỹ năng, kinh nghiệm dưới đây để nổi bật trước nhà tuyển dụng nhé.

Tin Mới