Kết bài bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Kết bài là nội dung không thể thiếu trong cấu trúc của một bài văn, để có thêm những cách kết bài hay, tạo ấn tượng với người đọc, các em có thể tham khảo 4 cách Kết bài bài thơ Vội vàng ấn tượng mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Đề bài: Kết bài bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Mục Lục bài viết:
1. Mẫu số 1
2. Mẫu số 2
3. Mẫu số 3
4. Mẫu số 4

ket bai bai tho voi vang cua xuan dieu

Kết bài bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu


1. Mẫu số 1:

Vội vàng của Xuân Diệu đã đưa người đọc thực hiện cuộc hành trình khám phá vẻ xuân sắc, sức sống căng tràn nơi vạn vật, qua hành trình khám phá ấy người đọc có thêm những cảm nhận độc đáo về thời gian cũng như những triết lí sống sâu sắc về thái độ của con người trước cuộc sống, trước sự chảy trôi vô tình của thời gian: Thời gian là vô hạn nhưng thời gian của cuộc đời con người là hữu hạn, một đi không trở lại, vì vậy cần trân trọng mọi giá trị, vẻ đẹp của cuộc sống để không phải hối tiếc khi thời gian qua đi.


2. Mẫu số 2:

Qua bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu không chỉ gợi mở cho người đọc bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn ngập hương sắc mà từ khung cảnh thiên nhiên, người thi sĩ lại gợi lên trong lòng người đọc những liên tưởng về tình yêu, về cuộc sống của tuổi trẻ. Đồng thời, từ những quan niệm về thời gian, nhà thơ Xuân Diệu như muốn nhắc nhở những người trẻ chúng ta cần có thái độ sống đúng đắn, cần biết trân trọng, tận hưởng những vẻ đẹp, giá trị của hiện tại, biết trân trọng hiện tại chúng ta không chỉ đón nhận được niềm hạnh phúc mà còn không phải hối tiếc khi thời gian qua đi.


3. Mẫu số  3:

Xuân Diệu là nhà thơ thiết tha với cuộc đời, với sự sống. Bằng sự nhạy cảm trong tâm hồn và tinh tế trong cảm nhận, nhà thơ đã mang đến cho chúng ta bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về sự sống nơi trần thế. Cái chất riêng độc đáo của nhà thơ mới nhất trong nhà thơ mới được thể hiện trong bài thơ này không chỉ là cái tinh tế, đẹp đẽ của bức tranh thiên nhiên mà là quan niệm sâu sắc về thời gian và đời người. Thời gian chảy trôi tuyến tính, nó sẽ không đợi chờ bất kì ai, bởi vậy tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi hãy sống hết mình, sống tận độ để chiếm lĩnh trọn vẹn vẻ đẹp nơi cuộc sống.


4. Mẫu số  4:

Bài thơ Vội vàng khép lại với khát khao chiếm lĩnh sự sống đầy mạnh mẽ, táo bạo của người thi sĩ. Dù luôn phấp phỏng, lo âu trước những bước đi của thời gian nhưng bằng tình yêu tha thiết với sự sống, Xuân Diệu đã tìm cho mình một giải pháp thiết thực "vội vàng sống" để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống. Sự nồng nhiệt, sôi nổi của cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống của Xuân Diệu cũng đã mang đến những ảnh hưởng tích cực đến nhận thức, thái độ sống của người đọc. Cần sống tích cực, sống ý nghĩa để không phí hoài những giây phút đẹp đẽ của tuổi trẻ.

--------------HẾT---------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/ket-bai-bai-tho-voi-vang-cua-xuan-dieu-59049n.aspx
Nắm được phương pháp viết kết bài, các em sẽ không còn gặp khó khăn khi cố gắng lên ý tưởng và hoàn thiện cho phần kết bài của một bài văn nữa. Hi vọng rằng với bốn cách viết kết bài trên đây, các em đã có thêm những phương pháp viết kết bài hay cho mình, bên cạnh đó để học tốt, các em không nên bỏ qua: Mở bài bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng, Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Lời bài hát Vội vàng, Juun Đăng Dũng, R.Tee
Phân tích bài thơ Vội vàng để thấy sự tươi trẻ trong tình yêu
Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Cảm nhận 9 câu thơ cuối trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Từ khoá liên quan:

ket bai bai tho voi vang cua xuan dieu

, cach viet ket bai voi vang cua xuan dieu, ket bai bai tho voi vang cua xuan dieu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ đồ tư duy Vội vàng

    Sơ đồ tư duy Ngữ văn lớp 12

    Các em có thể tham khảo và học hỏi thêm cách lựa chọn, xây dựng, triển khai các ý chính trong Sơ đồ tư duy Vội vàng ngay dưới đây để bổ sung và hoàn thiện phần sơ đồ của mình cũng như dễ dàng hơn trong việc ôn luyện, củng cố lại các kiến thức đã học trong văn bản này.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách mở bàn phím ảo trên máy tính Windows 11, 10, 7

    Bàn phím ảo trên Windows 10, 11, 7 là công cụ hỗ trợ đắc lực trong trường hợp bàn phím vật lý bị hỏng hoặc bạn muốn nhập thông tin một cách bảo mật trên hệ thống máy tính, laptop của mình, cách mở bàn phím ảo nhanh nhất là bấm tổ hợp phím Windows + R, nhập phím tắt OSK và gõ Enter là xong.