Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy

Bánh chưng bánh giày là truyền thuyết lí giải nguồn gốc của hai thứ bánh truyền thống: Bánh chưng, bánh giày. Để tìm hiểu và phân tích truyện Bánh chưng bánh giầy cũng như khám phá ý nghĩa được gửi gắm trong câu chuyện, trước hết các em có thể củng cố kiến thức về văn bản qua bài Kể tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy dưới đây.
Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3
4. Bài mẫu số 4
5. Bài mẫu số 5
6. Bài mẫu số 6
7. Bài mẫu số 7
 
Những mẫu Tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy hay nhất:
 

1. Tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy, mẫu số 1 (Chuẩn):

Hùng Vương có mười tám người con, khi về già liền lo lắng nên đã chọn cách tìm người nối ngôi hoàn hảo của vua cha. Lang Liêu là người con thứ mười tám, mẹ chàng mất sớm nhưng chàng lớn lên hiền lành, chỉ chăm lo trồng lúa trồng khoai. Rồi chàng được bụt hiện lên báo mộng, khuyên lấy lúa gạo lễ Tiêng Vương. Chàng thuận theo ý vua cha được nối ngôi, ai ai cũng tâm đắc món quà mà Lang Liêu dâng lễ. Là biểu tượng của văn hoá Đại Việt đến ngày nay.
 

2. Tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy, mẫu số 2 (Chuẩn):

Vua Hùng vương thứ 6 có 20 người con. Về già vua Hùng muốn truyền ngôi cho người con xứng đáng nhất. Nhân ngày lễ đầu năm, nhà vua đã ra chỉ dụ, ai mang được thức ngon vật lạ làm hài lòng nhà vua thì ông sẽ truyền ngôi cho. 20 người con đều dốc sức tìm kiếm, làm ra những mâm cỗ thật ngon, thật hậu. Lang Liêu là người con thứ 18, vốn chỉ biết công việc đồng áng, ngày lễ đến gần nhưng chàng vẫn chưa tìm ra món ăn ưng ý để dâng lên vua cha. Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh.Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi.
 

3. Tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy, mẫu số 3 (Chuẩn):

Để tìm ra người thừa kế ngôi vị xứng đáng, vua Hùng Vương thứ 6 đã đưa ra một thử thách: ai mang đến được của ngon độc lạ làm vừa ý mình nhất, nhà vua sẽ truyền ngôi cho. 20 người con trai của vua Hùng đều cố gắng để tìm ra món ăn độc lạ  trên rừng, dưới biển. Lang Liêu là người con trai thứ 18 của vua Hùng, quanh năm canh tác, trồng trọt. Trong một lần ngủ trưa Lang Liêu được thần chỉ cho cách làm bánh, tỉnh dậy chàng liền dùng gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn- những nguyên liệu mình làm ra để sáng tạo ra 2 thứ bánh để dâng lên vua cha. Hài lòng trước lễ vật của Lang Liêu, vua Hùng đã quyết định trao ngôi cho chàng và đặt tên hai thứ bánh là bánh chưng, bánh giầy.


4. Tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy, mẫu số 4:

Bánh chưng bành giầy là câu chuyện cổ tích kể về vua Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi lại cho người con vừa có đức vừa có tài, mà ông có đến 20 người con. Nhân lễ Tiêu Vương, vua Hùng truyền rằng ai tìm được thức ngon vật lạ vừa ý vua để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai cũng háo hức thi nhau sắm cỗ lễ thật hậu thật ngon lạ để dâng lên tổ tiên, nhằm được vua Hùng truyền ngôi. Trong các con vua có Lang liêu là con thứ 18 là buồn nhất vì từ nhỏ mẹ mất nên chỉ làm việc đồng áng, không biết phải làm thế nào.

Một đêm nằm mộng, Lang Liêu được vị thần mách bảo, chàng làm một loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo nặn hai thứ bánh, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất.

Đến ngày lễ, sau khi các anh đã dâng lễ vật đều không vừa ý vua, đến lượt Lang Liêu, vua cha vừa thấy bánh ngon lại ý nghĩa nên đã truyền ngôi cho chàng. Từ đó, việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về nhằm thể hiện thành kính đối với Tổ Tiên.


5. Tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy, mẫu số 5:

Vua Hùng thứ Sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhân ngày lễ đầu xuân, vua Hùng đã đưa ra một thử thách cho các con: Ai tìm được của ngon vật lạ làm nhà vua hài lòng thì sẽ được truyền ngôi.

Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.

Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.
 

6. Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy, mẫu số 6:

Truyện cổ tích bánh chưng bánh giầy kể về câu chuyện vua Hùng vương thứ sáu sau khi đánh dẹp bọn giặc xâm lược, bèn gọi các con đến họp đông đủ và truyền rằng nếu ai tìm được thức ngon vật lạ để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho.

Các con của vua Hùng ai cũng háo hức lên rừng xuống biển tìm thức ngon vật lạ chỉ mong được dâng lên bàn thờ tổ tiên và được vua hùng truyền ngôi cho. Lang liêu là hoàng tử thứ 18, mẹ mất sớm nên rất lo lắng chưa biết phải làm như thế nào, chọn gì để dâng lên vua cha.

Một hôm, đang nằm ngủ thì được một vị thần mách nước, bảo cho làm một loại bánh sau này được gọi là bánh chưng bánh giầy. Lang liêu bắt tay vào làm, đi tìm gạo nếp, lá gói ngoài tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ và gói thành bánh vuông. Xôi sau khi được giã nhuyễn được làm thành một chiếc bánh hình tròn. Hai chiếc bánh này một vuông một tròn tượng trưng cho trời đất.

Sau khi các anh của chàng dâng lên vua cha bao nhiêu của ngon vật lạ, tới lượt Lang Liêu, chàng dâng lên vua cha. Thấy lạ, vua cha hỏi lại và chàng kể lại sự tình, sau đó vì thấy bánh vừa ngon vừa ý nghĩa bèn truyền lại ngôi cho Lang Liêu. Sự tích bánh chưng bánh giầy ra đời từ đây.
 

7. Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy mẫu 7

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

---------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-tom-tat-truyen-banh-chung-banh-giay-41452n.aspx
Qua những mẫu Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giày trên đây, chắc hẳn các em đã nắm được những nét chính về nội dung, diễn biến của câu chuyện Bánh chưng bánh giày. Tiếp theo để tìm hiểu và khám phá những ý nghĩa, bài học được gửi gắm qua câu chuyện, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày, Khái quát giá trị Nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Bánh chưng, bánh giầy, Cảm nhận của em về sự tích Bánh chưng bánh giày, Hãy kể lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giày theo trí tưởng tượng của em.

 

Tác giả: Duy Thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giày
Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy
Trong buổi lễ đăng quang Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh: Bánh chưng và bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy.
Dàn ý bài đóng vai nhân vật Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giày
Sơ đồ tư duy truyện Bánh chưng, bánh giày
Từ khoá liên quan:

ke tom tat truyen banh chung banh giay

, tom tat truyen banh chung banh giay ngan gon, bai tom tat truyen thuyet banh chung banh giay,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cách gói bánh chưng

    Tự gói bánh chưng tại nhà

    Sắp đến Tết, bạn muốn tự tay gói chiếc bánh trưng thật xinh cho gia đình của mình để tạo không khí Tết cũng như gửi gắm tình yêu thương vào đó thay vì mua, nhưng bạn lại chưa biết gói như thế nào cho đẹp, vậy hãy cùng cách gói bánh chưng ngon, xanh đẹp ở dưới đây.

Tin Mới