Giải toán lớp 8 trang 105, 106, 107, 108 sách Cánh Diều tập 1, Hình bình hành

Để làm quen và thực hành tốt các dạng toán chứng minh tứ giác là hình bình hành; tính độ dài đoạn thẳng và số đo góc trong hình bình hành, các em hãy tham khảo Giải toán lớp 8 trang 105, 106, 107, 108 sách Cánh Diều tập 1 - Bài 4: Hình bình hành do đội ngũ Taimienphi biên soạn.

Giải Toán lớp 8 Cánh Diều tập 1 trang 105, 106, 107, 108

Bài 4: Hình bình hành

 

Giải Toán lớp 8 Cánh Diều tập 1 trang 107

 

1. Giải bài 1 - Cánh Diều lớp 8 tập 1 trang 107

Đề bài:
Cho tứ giác ABCD có góc DAB = góc BCD, góc ABC = góc CDA. Kẻ tia Ax là tia đối của tia AB. Chứng minh:
a) Góc ABC + góc DAB = 180 độ
b) Góc xAD = góc ABC, AD // BC
c) Tứ giác ABCD là hình bình hành
giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 sach canh dieu tap 1 hinh binh hanh
Phương pháp giải:
Áp dụng định nghĩa và tính chất của hình bình hành
Đáp án:
giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 sach canh dieu tap 1 hinh binh hanh 2
giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 sach canh dieu tap 1 hinh binh hanh 3

Giải Toán lớp 8 Cánh Diều tập 1 trang 108

 

2. Giải bài 2 - Cánh Diều lớp 8 tập 1 trang 108

Đề bài:
Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của GB và GC. Chứng minh tứ giác PQMN là hình bình hành.
giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 sach canh dieu tap 1 hinh binh hanh 4
Phương pháp giải:
Áp dụng định nghĩa và tính chất của hình bình hành
Đáp án:
Xét tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G (giả thiết) nên G là trọng tâm của tam giác ABC.
Suy ra GM = GB/2, GN = GC/2 (tính chất trọng tâm của tam giác) (1)
Mà P là trung điểm của GB (giả thiết) nên GP = PB = GB/2 (2)
Q là trung điểm của GC (giả thiết) nên GQ = QC = GC/2 (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra GM = GP và GN = GQ.
Xét tứ giác PQMN có: GM = GP và GN = GQ (chứng minh trên)
Do đó tứ giác PQMN có hai đường chéo MP và NQ cắt nhau tại trung điểm G của mỗi đường nên là hình bình hành.

3. Giải bài 3 - Cánh Diều lớp 8 tập 1 trang 108

Đề bài:
Cho hai hình bình hành ABCD và ABMN (Hình 42).
Chứng minh:
a) CD=MN
b) Góc BCD + góc BMN = góc DAN
giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 sach canh dieu tap 1 hinh binh hanh 5
Phương pháp giải:
Áp dụng định nghĩa và tính chất của hình bình hành
Đáp án:
a) Vì ABCD là hình bình hành (giả thiết) nên AB = CD (tính chất) (1)
Vì ABMN là hình bình hành (giả thiết) nên AB = MN (tính chất) (2)
Từ (1), (2) suy ra CD = MN.
b)
giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 sach canh dieu tap 1 hinh binh hanh 6

4. Giải bài 4 - Cánh Diều lớp 8 tập 1 trang 108

Đề bài:
Để đo khoảng cách giữa hai vị trí A, B ở hai phía của một toà nhà mà không thể trực tiếp đo được, người ta làm như sau: Chọn các vị trí O, C, D sao cho O không thuộc đường thẳng AB; khoảng cách CD là đo được: O là trung điểm của cả AC và BD (Hình 43). Người ta đo được CD = 100 m. Tính độ dài của AB.
giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 sach canh dieu tap 1 hinh binh hanh 7
Phương pháp giải:
Áp dụng định nghĩa và tính chất của hình bình hành
Đáp án:
Tứ giác DABC có 2 đường chéo DB và AC cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành nên cặp cạnh đối AB = DC = 100m

5. Giải bài 5 - Cánh Diều lớp 8 tập 1 trang 108

Đề bài:
Bạn Hoa vẽ tam giác ABC lên tờ giấy sau dó cắt một phần tam giác ở phía góc C (Hình 44). Bạn Hoa đố bạn Hùng: Không vẽ lại tam giác ABC, làm thế nào tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB?
giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 sach canh dieu tap 1 hinh binh hanh 8
Bạn Hùng đã làm như sau:
- Qua điểm A kẻ đường thẳng d song song với BC, qua điểm B kẻ đường thẳng d' song song với AC
- Gọi E là giao điểm của d và d'
- Đo độ dài các đoạn thẳng AE, BE và đo góc AEB. Từ đó, tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB (Hình 45).
Em hãy giải thích cách làm của bạn Hùng.
Phương pháp giải:
Áp dụng định nghĩa và tính chất của hình bình hành
Đáp án:
Vì d // BC (giả thiết) nên AE // BC;
Vì d' // AC (giả thiết) nên BE // AC.
Xét tứ giác ACBE có: AE // BC (chứng minh trên) và BE // AC (chứng minh trên)
Do đó tứ giác ACBE là hình bình hành
Suy ra : AC = AE, BC = AE, góc ACB = góc AEB
Bạn Hùng chứng minh được tứ giác ACBE là hình bình hành có các tính chất trên, đo độ dài các đoạn thẳng BE, AE và đo góc AEB. Từ đó, tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB (Hình 45).

Trên đây là hướng dẫn Giải toán lớp 8 trang 105, 106, 107, 108 Cánh Diều tập 1 Hình bình hành. Các em có thể xem lại Giải toán lớp 8 trang 101, 102, 103, 104 sách Cánh Diều tập 1 - Bài 3: Hình thang cân sẽ giúp củng cố lại kiến thức đã học, các em có thể xem lại đáp án tại đây. Chúc các bạn học tốt môn toán.

Tham khảo thêm các tài liệu Giải Toán lớp 8 khác:

- Giải Toán lớp 8 sách Cánh Diều
- Giải toán lớp 8 trang 57, 58, 59, 60, 61 sách KNTT tập 1 - Bài 12: Hình bình hành
- Giải toán lớp 8 trang 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81 sách CTST tập 1- Bài 4: Hình bình hành - Hình thoi

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-toan-lop-8-trang-105-106-107-108-sach-canh-dieu-tap-1-76559n.aspx

Tác giả: Trần Quốc Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 104, 105, 106, 107, 108 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải toán lớp 4 trang 106, 107 sách Cánh Diều tập 1, Luyện tập
Giải bài tập trang 104, 105, 106, 107 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 107, 108 SGK Toán 3 Tập 2, sách Cánh Diều
Giải bài tập trang 105, 106 SGK Toán 8 Tập 1
Từ khoá liên quan:

Giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 Canh Dieu tap 1

, Giai toan lop 8 trang 105 106 107 108 Canh Dieu tap 1 Hinh binh hanh, Giai bai tap toan lop 8 trang 105 106 107 108 Canh Dieu tap 1,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới