Giải Toán lớp 7 trang 45 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức: Góc ở vị trí đặc biệt, Tia phân giác của một góc là tài liệu học tốt của bài học số 1 trong chương II theo chương trình sách giáo khoa, các em có thể tham khảo để có thể làm bài tập về nhà tốt nhất, nắm chắc kiến thức.
Tham khảo nhiều tài liệu giải Toán khác:
- Xem thêm trọn bộ Giải Toán lớp 7 sách Kết Nối Tri Thức
- Giải toán lớp 7 trang 62, 63 tập 1 sách Cánh Diều - Bài 7. Đại lượng tỉ lệ thuận
- Giải Toán lớp 7 trang 62, 63 tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo - Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
Giải Toán lớp 7 trang 45 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc
1. Giải Bài 3.1 Trang 45 SGK Toán Lớp 7
Đề bài: Cho Hình 3.13, hãy kể tên các cặp góc kề bù.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào định nghĩa để xác định 2 góc kề bù: 2 góc có một cạnh chung, hai cạnh còn lại là hai tia đối nhau được gọi là 2 góc kề bù.
Đáp án:
a) Góc xOm và xOn là 2 góc kề bù vì 2 góc này có chung cạnh Ox, cạnh Om là tia đối của On.
b) Góc AMB và CMB là 2 góc kề bù vì 2 góc này có chung cạnh MB, cạnh MA là tia đối của MC.
2. Giải Bài 3.2 Trang 45 SGK Toán Lớp 7
Đề bài: Cho Hình 3.14, hãy kể tên các cặp góc đối đỉnh.
Hướng dẫn giải:
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
Đáp án:
a) 2 góc xHy và mHt là 2 góc đối đỉnh vì Hx và Hm là 2 tia đối nhau; Hy và Ht là 2 tia đối nhau.
2 góc xHt và mHy là 2 góc đối đỉnh vì Hx và Hm là 2 tia đối nhau; Ht và Hy là 2 tia đối nhau.
b) 2 góc AOB và COD là là 2 góc đối đỉnh vì OA và OC là 2 tia đối nhau; OB và OD là 2 tia đối nhau.
2 góc AOD và COB là là 2 góc đối đỉnh vì OA và OC là 2 tia đối nhau; OD và OB là 2 tia đối nhau.
3. Giải Bài 3.3 Trang 45 SGK Toán Lớp 7
Đề bài: Vẽ góc xOy có số đo bằng 60o. Vẽ tia Om là tia đối của tia Ox.
a) Gọi tên hai góc kề bù có trong hình vừa vẽ.
b) Tính số đo góc yOm.
c) Vẽ tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo các góc tOy và tOm.
Hướng dẫn giải:
* Vẽ hình theo mô tả
a) 2 góc có một cạnh chung, hai cạnh còn lại là hai tia đối nhau được gọi là 2 góc kề bù.
b) Để tính góc yOm ta sử dụng tính chất: tổng của 2 góc kề bù là 180 độ.
Đáp án:
a) Góc và là hai góc kề bù vì hai góc này có chung cạnh Oy, cạnh Om là tia đối của cạnh Ox.
b) Góc và là hai góc kề bù nên ta có:
4. Giải Bài 3.4 Trang 45 SGK Toán Lớp 7
Hướng dẫn giải:
Sử dụng tính chất: Tổng của 2 góc kề bù là 180 độ.
Đáp án:
Vì góc AMD và BMD là hai góc kề bù nên ta có:
5. Giải Bài 3.5 Trang 45 SGK Toán Lớp 7
Hướng dẫn giải:
Sử dụng tính chất:
+ Tổng của 2 góc kề bù là 180 độ.
+ 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Đáp án:
Giải Toán lớp 7 trang 45 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức đã hướng dẫn giải rất chi tiết, hy vọng các em đã củng cố được kiến thức và làm được bài tập của bài Góc ở vị trí đặc biệt, Tia phân giác của một góc dễ dàng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-toan-lop-7-trang-45-tap-1-sach-ket-noi-tri-thuc-71274n.aspx
Bài tiếp theo:
- Giải Toán lớp 7 trang 49 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức - Bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết
- Giải Toán lớp 7 trang 50 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức - Luyện tập chung trang 50