Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 16: Thực hành đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
Hãy cho biết:
- Đường đồng mức là những đường như thế nào?
- Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
* Lời giải:
- Đường đồng mức là những đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên bản đồ.
- Dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình là bởi vì: Đường đồng mức cho biết được độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng của địa hình: Độ góc.
- Các đường đồng mức càng gần nhau địa hình càng dốc
- Các đường đồng mức càng xa nhau địa hình càng thoải.
2. Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ:
- Hãy xác định trên lược đồ hình 44 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
- Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
- Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2, và các điểm B1, B2, B3.
- Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2
- Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
* Lời giải:
https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-bai-tap-sgk-dia-ly-lop-6-bai-16-thuc-hanh-doc-ban-do-hoac-luoc-do-dia-hinh-ti-le-lon-55937n.aspx
- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây sang Đông.
- Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức: 100m
- Độ cao của các đỉnh núi là:
A1 = 900m
A2 = 600m
B1 trên 500m
B2 trên 650m
B3 trên 550m
- Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 là: 7,5 cm
Theo tỉ lệ bản đồ là: 1: 100000
=> Khoảng cách trên thực tế khoảng : 7,5km
Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, ta thấy: Sườn phía Tây dốc hơn vì khoảng cách các đường đồng mức ở sườn phía Tây nằm gần hơn sườn phía Đông.