Đề bài: Em được dự một buổi thuyết trình về tác phẩm văn học yêu thích. Hãy lắng nghe và ghi lại những ý chính của bài thuyết trình để làm tư liệu học tập.
Giới thiệu về một tác phẩm văn học mà em yêu thích lớp 8
1. Ghi lại ý chính bài thuyết trình về bài thơ "Việt Nam quê hương ta" của Nguyễn Đình Thi - mẫu số 1:
- Bài thơ "Việt Nam quê hương ta" là tác phẩm nổi bật của Nguyễn Đình Thi.
- Qua bài thơ, ta thấy được thiên nhiên tươi đẹp với:
+ Cánh đồng lúa trù phú.
+ Cánh cò bay gợi sự thanh bình, yên ả.
+ Dãy Trường Sơn vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.
- Con người Việt Nam với rất nhiều phẩm chất đáng quý:
+ Tính tình cần cù, chăm chỉ, tài năng, khéo léo trong lao động.
+ Cùng nhau đoàn kết, kiên cường, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
+ Tính tình hiền lành, lương thiện.
+ Tấm lòng son sắt, thủy chung.
- Những hình ảnh thơ đầy bình dị, thân thuộc cùng lời thơ sâu lắng, dạt dào tình yêu quê hương.
- Bạn cảm thấy tự hào và yêu quê hương đất nước mình sau khi đọc xong bài thơ.
-----------------------
Mời em tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 8 khác có trên Taimienphi.vn như: Đoạn văn kể về kỉ niệm đáng nhớ trong mùa hè vừa qua; Bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ về một sự vật, hiện tượng; Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
Viết đoạn văn giới thiệu về một tác phẩm văn học mà em yêu thích
2. Ghi lại ý chính bài thuyết trình về truyện ngắn "Lẵng quả thông" của Pao-tốp-xơ-ki - mẫu số 2:
- Pao-tốp-xơ-ki là nhà văn nổi tiếng nước Nga chuyên viết truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn, giản dị, giàu chất thơ.
- Trong một lần vào rừng nhặt thông, Đa-ni Pơ-đơ-xơn đã gặp gỡ nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc. Ông đã hứa sẽ tặng cô bé một món quà. Sau đó, ông đã viết một bản nhạc tặng Đa-ni Pơ-đơn-xơn với thông điệp: "Cháu à, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy cứ tin rằng cuộc đời thật diệu kì và tuyệt đẹp". Mười năm sau, cô bé đã được lắng nghe tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới.
- Ngoài nội dung ý nghĩa, truyện còn miêu tả nước Nga với thiên nhiên tuyệt đẹp.
- Bạn thích tác phẩm vì thông điệp nhân văn gần gũi mà tác phẩm mang lại. Từ đó, bạn nhận thấy văn học thật đẹp và ý nghĩa.
3. Ghi lại ý chính bài thuyết trình về tùy bút "Cốm Vòng" của Vũ Bằng - mẫu số 3:
- "Cốm Vòng" được trích từ tập "Miếng ngon Hà Nội" của Vũ Bằng chính là tác phẩm nổi bật cho thể loại tùy bút của ông.
- Tác phẩm gồm ba phần:
+ Phần một đã giới thiệu về đặc sản cốm Vòng của hà Nội và truyền thống của người làng Vòng.
+ Phần hai đã giới thiệu cho người đọc về các nguyên liệu và công đoạn chế biến để làm ra được những miếng cốm thơm ngon.
+ Phần ba đã thể hiện những suy tư, cảm nhận, sự nâng niu trân trọng của tác giả về cốm làng Vòng.
- Qua tác phẩm, người đọc thấy được đặc trưng của tùy bút:
+ Chất trữ tình trong bài thơ này vừa dạt dào lại vừa tinh tế, thể hiện tình yêu ẩm thực, yêu quê hương, muốn giữ gìn tinh hoa văn hóa đất Bắc.
+ Cái "tôi" của tác giả là cái tôi tài hoa, hiểu biết về ẩm thực và văn hóa vùng đất Kinh kì.
+ Ngôn ngữ bình dị, gắn liền với đời sống. Câu văn giàu liên tưởng, tưởng tượng.
- Tác phẩm đã cho bạn thêm nhiều kiến thức về ẩm thực và văn hóa. Sau khi đọc xong "Cốm Vòng", bạn rất muốn đến thăm Hà Nội.
4. Ghi lại ý chính bài thuyết trình về truyện "Trái tim Đan-kô" của Mác-xim Go-rơ-ki - mẫu số 4:
- Mác-xim Go-rơ-ki là đại văn hào nước Nga thế kỉ 20, là người đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn chương.
- Ông có những câu nói nổi tiếng như "Văn học là Nhân học" hay "Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình thương".
- "Trái tim Đan-kô" là một đoạn trích trong truyện ngắn "Bà lão I-dec-ghin".
- Nội dung tác phẩm ca ngợi lòng yêu thương, đoàn kết, gắn bó của con người với nhau. Tác giả bày tỏ sự trân trọng, ngưỡng mộ với những người luôn sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì người khác, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm để giúp đỡ mà không vụ lợi.
- Bạn cảm nhận được ý nghĩa, bài học lớn lao trong câu truyện trên.
- Thông qua đó, bạn bày tỏ mong muốn của mình: Làm từ thiện, giúp đỡ được nhiều người hơn.
5. Ghi lại ý chính bài thuyết trình về tác phẩm "Tuổi thơ dữ dội" của Phùng Quán - mẫu số 5:
- Phùng Quán vừa là một chiến sĩ, vừa là người nghệ sĩ.
- Các tác phẩm của ông đa số đều lấy chất liệu từ hiện thực chiến tranh và những trải nghiệm thực tế của ông.
- "Tuổi thơ dữ dội" là tiểu thuyết được phát triển dựa trên những nhân vật, sự kiện có thật khi ông còn là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101.
- Tác phẩm kể về những cậu bé chỉ khoảng 14, 15 đã đi tham gia Vệ quốc đoàn, làm nhiệm vụ trinh sát cho quân ta. Những nhân vật trong truyện đều có xuất thân, ngoại hình, tính cách khác nhau nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu đó là đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đất nước.
- Câu chuyện về những nhân vật khiến bạn cảm thấy tự hào vì những người chiến sĩ nhỏ tuổi. Họ không ngại tuổi tác, dám gánh vác những nhiệm vụ hết sức nguy hiểm và nặng nề. Họ mưu trí, dũng cảm, nhanh nhẹn, không ngần ngại hi sinh vì Tổ quốc.
- Bạn thấy mình cần phải học tập và rèn luyện thật tốt để xây dựng đất nước, xứng đáng với công lao của những thế hệ đi trước.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/ghi-lai-y-chinh-bai-thuyet-trinh-ve-tac-pham-van-hoc-yeu-thich-hay-chon-loc-76172n.aspx
Em cần chú ý lắng nghe bài nói của bạn, ghi chép nhanh những ý chính ra giấy và ghi chú lại điểm quan trọng.