Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ nôm của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều sáng tác nổi bật cho nền văn học Việt Nam, đặc biệt là mảng thơ ca. Hãy cùng Taimienphi.vn viết Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II để thấy được vẻ đẹp của các di sản văn hóa quý giá ấy.

Đề bài: Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.

doan van gioi thieu bai tho chu han hoac chu nom cua nguyen trai

Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và giới thiệu bài thơ đó
 

I. Dàn ý giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

1. Mở đoạn: giới thiệu một tác phẩm được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi.

2. Thân đoạn:
- Trình bày thông tin như: thể loại, nguồn gốc.
- Nêu chủ đề, nội dung chính của bài thơ đó.
- Chỉ ra những đặc sắc trong hình thức nghệ thuật.

3. Kết đoạn: nêu cảm nhận của bản thân.
 

II. Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán, chữ Nôm của nguyễn trãi tham khảo
 

1. Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi - mẫu số 1

Trong tập thơ chữ Hán "Ức Trai thi tập" của Nguyễn Trãi, em ấn tượng nhất với sáng tác "Bạch Đằng hải khẩu" ("Cửa biển Bạch Đằng"). Đọc bài thơ, em không khỏi tự hào về mảnh đất từng lưu giữ nhiều chiến công hiển hách, vang dội. Trước hết, thi sĩ đã mở ra không gian rộng lớn, kì vĩ của cửa biển Bạch Đằng qua hai câu thơ đầu. Tiếp đến, ở câu ba và bốn, những dấu vết lịch sử lần lượt được chỉ ra. Đứng trước mảnh đất chiến địa này, tác giả cũng không quên ca ngợi các vị anh hùng lịch sử. Cuối cùng, hai câu thơ cuối bài chính là những suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử, thế sự. Có thể nói, với việc sử dụng ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh giàu chất gợi, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Qua "Bạch Đằng hải khẩu", em càng thêm yêu, trân trọng những giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 

2. Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi - mẫu số 2

"Bảo kính cảnh giới" (bài số 43) là một tác phẩm tiêu biểu trong tập thơ Nôm "Quốc âm thi tập". Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật biến thể, câu lục ngôn xen lẫn với câu thất ngôn. Có thể nói, Nguyễn Trãi thật tài tình khi khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của ngày hè. Bức tranh ấy là sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, hình ảnh và màu sắc. Ngắm nhìn cảnh sắc, tác giả không quên bày tỏ tâm trạng, tấm lòng yêu nước thương dân "Lẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng,/ Dân giàu đủ khắp đòi phương". Đây cũng chính là những nội dung trọng tâm của "Bảo kính cảnh giới". Thông qua tác phẩm, ta còn thấy được tài năng nghệ thuật đỉnh cao ở Nguyễn Trãi. Bằng ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh thơ gần gũi kết hợp với hệ thống từ láy "đùn đùn", "lao xao", "dắng dỏi", tác giả đã làm nổi bật cảnh sắc mùa hè cùng cuộc sống đời thường của con người. Từ đây, em càng thêm yêu mến những áng thơ tuyệt tác như "Bảo kính cảnh giới" (bài số 43).

doan van gioi thieu bai tho chu han hoac chu nom cua nguyen trai 2

Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi hay nhất
 

3. Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi - mẫu số 3

Một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi được viết theo thể ngũ ngôn luật thi là "Dục Thúy sơn". Đây là bài thơ được rút ra từ tập "Ức Trai thi tập". Trong sáu câu thơ đầu, thi sĩ tập trung miêu tả bức tranh về vẻ đẹp núi Dục Sơn. Dáng núi được ví như bông hoa sen thanh khiết nổi trên mặt nước trong xanh. Những bóng tháp soi xuống mặt nước cũng trở nên đẹp đẽ, thi vị giống như cái trâm ngọc. Cuối cùng, hình ảnh sóng nước được gợi tả qua câu thơ "gương sông ánh tóc huyền". Đến với hai câu thơ cuối, ta cảm nhận thấy sự hoài niệm, nhớ thương cùng những suy tư về con người, dân tộc ở nhà thơ. Để làm nổi bật bức tranh tiên cảnh này, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh "tháp ảnh trâm thanh ngọc/ ba quang kính thúy hoàn" cùng giọng thơ nhịp nhàng. Có thể nói, "Dục Thúy sơn" chính là một áng thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên.
 

4. Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi - mẫu số 4

"Ngôn chí" là chùm thơ gồm 21 bài trong tập thơ Nôm "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi. Trong đó, "Ngôn chí" (bài 3) đã để lại cho em nhiều rung động sâu sắc. Trước hết, tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật biến thể, câu thơ sáu chữ xen lẫn với câu thơ bảy chữ. Bằng hình ảnh giản dị, thân thuộc, ngôn ngữ mộc mạc, thi sĩ đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên thanh bình cùng cuộc sống đời thường nhàn nhã. Đó là cảnh sắc vừa nên thơ "trì thưởng nguyệt", "lãnh ương hoa", vừa đơn sơ "cơm ăn dầu có dưa muối", "đất cày ngõ ải". Cuộc sống sinh hoạt càng thêm lãng mạn, thi vị bởi những hoạt động ngắm trăng, ngâm thơ. Từ đây, ta dễ dàng cảm nhận được tâm trạng hạnh phúc, thoải mái, hài lòng của nhân vật trữ tình về đời sống. Có thể nói, bài thơ "Ngôn chí" (bài 3) đã giúp ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng ở nhà thơ Nguyễn Trãi.
 

5. Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi - mẫu số 5

Bên cạnh tập "Ức Trai thi tập", "Quốc âm thi tập" cũng được coi là sáng tác nổi bật của Nguyễn Trãi. Trong tập thơ này, em ấn tượng nhất với tác phẩm "Ngôn chí" (bài 7). Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn bát cú. Chỉ với tám câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã làm nổi bật chủ đề về tình cảm con người hết sức dung dị, đời thường. Đó là niềm khắc khoải đau đáu của một người con khi chưa báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục "Tình phụ cơm trời, áo cha". Đọc bài thơ, ta càng thêm khâm phục tài năng văn chương nghệ thuật ở Nguyễn Trãi. Bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh gần gũi, ông đã thể hiện chân thực nỗi niềm, tâm tư của người con chí hiếu. Mong rằng, những ý nghĩa và giá trị mà tác phẩm đem đến sẽ mãi tỏa sáng theo thời gian.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-gioi-thieu-bai-tho-chu-han-hoac-chu-nom-cua-nguyen-trai-73977n.aspx
Đối với dạng bài này, em cần giới thiệu được tên bài thơ, nguồn gốc, thể loại. Tiếp đến, trình bày ngắn gọn về nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Để có những chuẩn bị tốt nhất khi học Bình Ngô đại cáo, em hãy tham khảo thêm văn mẫu lớp 10 khác:
- Phân tích Dục Thúy sơn
- Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa đoạn 1 Bình Ngô đại cáo
- Đoạn văn phân tích tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc trong Bình Ngô đại cáo

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Doan van gioi thieu bai tho chu Han hoac chu nom cua Nguyen Trai

, gioi thieu bai tho chu Han hoac chu nom cua Nguyen Trai, viet doan van gioi thieu bai tho chu Han hoac chu nom cua Nguyen Trai,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới