Thường thì các lỗi liên quan đến kết nối mạng, chúng ta cho rằng là do lỗi địa chỉ IP, hoặc địa chỉ IP không đúng, ... Vậy địa chỉ IP là gì? Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, bạn đọc tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Là người dùng máy tính thường xuyên, hẳn bạn không còn xa lạ gì với thuật ngữ địa chỉ IP, xong có thể không biết nó là gì. Để tìm hiểu rõ hơn địa chỉ IP là gì? Bạn đọc tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Địa chỉ IP là gì? Phân loại địa chỉ IP
Địa chỉ IP là gì?
IP trong địa chỉ IP là viết tắt của Internet Protocol, là số định danh để nhận dạng các thiết bị trong phần cứng mạng và cho phép các thiết bị giao tiếp với nhau thông qua mạng Internet.
Địa chỉ IP chuẩn chứa 4 nhóm chữ số khác nhau, được ngăn cách bằng dấu chấm, ví dụ như:
151.101.65.121
Hoặc một số địa chỉ IP khác mà bạn có thể nhìn thấy có dạng như:
2001:4860:4860::8844
Địa chỉ IP được sử dụng làm gì?
Địa chỉ IP cung cấp định danh, nhận dạng thiết bị được kết nối mạng. Hiểu nôm na địa chỉ IP tương tự như địa chỉ nhà riêng, hoặc địa chỉ mà các doanh nghiệp cung cấp để người khác có thể nhận diện được. Tương tự các thiết bị trên mạng Internet được phân biệt với nhau thông qua địa chỉ IP.
Chẳng hạn khi bạn gửi một gói đồ cho bạn bè hoặc người thân của mình đang sinh sống ở khu vực hoặc quốc gia khác, ngoài tên tuổi, bạn cần phải biết chính xác địa chỉ sinh sống của họ là gì, và để biết được địa chỉ sinh sống của họ là gì, chúng ta có thể tra cứu thông qua danh bạ.
Quy trình gửi dữ liệu thông qua mạng Internet cũng tương tự. Tuy nhiên thay vì sử dụng danh bạ để tra cứu tên và tìm địa chỉ thực của họ, máy tính sẽ sử dụng máy chủ DNS để tìm kiếm Hostname và tìm ra địa chỉ IP.
Ví dụ khi bạn truy cập trang web bất kỳ như Taimienphi.vn trên trình duyệt, yêu cầu tải trang sẽ được gửi tới máy chủ DNS để tìm kiếm Hostname (Taimienphi.vn) và tìm địa chỉ IP tương ứng của trang web đó là gì. Nếu không có địa chỉ IP đính kèm, máy tính sẽ không tìm được bất kỳ manh mối nào liên quan đến trang web.
Phân loại địa chỉ IP
Tùy vào mục đích sử dụng, địa chỉ IP được phân làm: IP Public (địa chỉ IP công cộng), IP Private (địa chỉ IP riêng), Static IP (địa chỉ IP tĩnh) và Dynamic IP (địa chỉ IP động). Mỗi loại địa chỉ IP có thể là IPv4 hoặc Ipv6.
Về cơ bản, địa chỉ IP riêng (IP Private) được sử dụng bên trong một mạng, giống như mạng sử dụng trong các hộ gia đình. Các địa chỉ IP này được sử dụng như một cách để cho các thiết bị có thể giao tiếp với bộ định tuyến (router) và tất cả các thiết bị khác trong mạng riêng. Địa chỉ IP riêng có thể được thiết lập theo cách thủ công hoặc được bộ định tuyến gán tự động.
Địa chỉ IP công cộng (IP Pulic) được sử dụng bên ngoài mạng và được nhà cung cấp dịch vụ Internet chỉ định. Đây là địa chỉ chính mà mạng gia đình hay mạng doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với các thiết bị kết nối mạng khác, hay Internet. Địa chỉ IP công cộng cung cấp đường truyền cho các thiết bị trong gia đình, ví dụ để tiếp cận ISP, cho phép chúng thực hiện các công việc như truy cập trang web và liên lạc trực tiếp với máy tính của người dùng khác.
Cả địa chỉ IP công cộng và địa chỉ IP riêng đều có thể là địa chỉ IP tĩnh hoặc địa chỉ IP động. Địa chỉ IP được gán bởi máy chủ DHCP là địa chỉ IP động (Dynamic IP). Nếu một thiết bị không kích hoạt hoặc không hỗ trợ DHCP thì địa chỉ IP phải được gán thủ công, trong trường hợp đó địa chỉ IP được gọi là địa chỉ IP tĩnh (Static IP).
Cách tìm địa chỉ IP
Các thiết bị và hệ điều hành khác nhau yêu cầu các bước khác nhau để tìm ra địa chỉ IP. Ngoài ra còn có một số cách khác để tìm kiếm địa chỉ IP công cộng mà ISP cung cấp hoặc tìm kiếm địa chỉ IP riêng mà bộ định tuyến (router) cung cấp, bạn đọc có thể tìm hiểu hướng dẫn kiểm tra địa chỉ IP trên máy tính, check IP trong LAN để biết cách xem IP máy tính của mình.
Địa chỉ IP công cộng (IP Public)
Có nhiều cách để tìm kiếm địa chỉ IP công cộng của router, trong đó cách đơn giản nhất là sử dụng một số trang web hỗ trợ tìm kiếm địa chỉ IP như IP Chicken, WhatsMyIP.org, hoặc WhatIsMyIPAddress.com. Các trang web được liệt kê ở trên hoạt động trên tất cả các thiết bị được kết nối mạng hỗ trợ trình duyệt web, bao gồm điện thoại, iPod, laptop, máy tính, máy tính bảng, ... .
Việc tìm kiếm địa chỉ IP riêng của từng thiết bị mà bạn đang sử dụng không hề đơn giản.
Địa chỉ IP riêng (IP Private)
Trên Windows, cách đơn giản nhất để tìm kiếm địa chỉ IP thiết bị là sử dụng lệnh ipconfig thông qua Command Prompt.
Với người dùng Linux, mở cửa sổ Terminal, sau đó nhập lệnh hostname -I (I viết hoa), ifconfig, hoặc ip addr show.
Với người dùng macOS, sử dụng lệnh ifconfig để tìm địa chỉ IP cục bộ.
Các thiết bị cảm ứng như iPhone, iPad và iPad hiển thị địa chỉ IP riêng trong menu Wifi trong ứng dụng Settings (cài đặt), chỉ cần nhấn chọn nút i nhỏ nằm cạnh bên kết nối mạng để xem địa chỉ IP.
Ngoài ra để xem địa chỉ cục bộ trên thiết bị Android, bạn truy cập Settings (cài đặt) =>Wifi hoặc trên một số thiết bị Android khác bạn phải truy cập Settings (cài đặt) =>Wireless Controls (kiểm soát truy cập) =>Wifi settings (cài đặt Wifi). Nhấn chọn kết nối mạng mà bạn đang truy cập, trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ mới chứa các thông tin mạng bao gồm cả địa chỉ IP riêng.
IPv4 và IPv6
Như Taimienphi.vn đã đề cập ở trên, có 2 phiên bản IP, bao gồm IPv4 và IPv6. Trong đó IPv4 là giao thức cũ còn IPv6 là phiên bản được nâng cấp, thay thế cho IPv4. Vì có nhiều thiết bị được kết nối liên tục với mạng Internet, mỗi thiết bị cần có một địa chỉ riêng, chính vì vậy mà IPv6 ra đời để thay thế cho IPv4, có thể cung cấp một số lượng lớn các địa chỉ IP.
Các địa chỉ IPv4 được xây dựng để cung cấp hơn 4 tỷ địa chỉ IP riêng biệt (232 ). Mặc dù đây là con số địa chỉ rất lớn, nhưng vẫn không đủ cho tất các thiết bị người dùng sử dụng trên Internet.
Trong khi đó IPv6 hỗ trợ 340 nghìn tỷ nghìn tỷ, nghìn tỷ địa chỉ (2128 ). Đó là con số 340 với 12 số không. Đồng nghĩa với việc người dùng trên Trái Đất có thể kết nối hàng tỷ thiết bị với Internet. Như vậy bạn có thể dễ dàng hình dung hơn số lượng địa chỉ IP mà IPv4 và IPv6 hỗ trợ.
Ngoài cung cấp số lượng địa chỉ IP lớn hơn, ưu điểm khác của IPv6 là không có nhiều xung đột địa chỉ IP do địa chỉ riêng, cấu hình tự động, không có lý do cho dịch địa chỉ mạng (NAT), định tuyến hiệu quả hơn, quản lý dễ dàng hơn, ... .
IPv4 hiển thị dướu dạng chuỗi số 32 bit được viết bằng định dạng thập phân, như 207.241.148.80 hoặc 192.168.1.1. Vì có hàng nghìn tỷ số địa chỉ IPv6 nên chúng được viết bằng hệ thập lục phân như 3ffe: 1900: 4545: 3: 200: f8ff: fe21: 67cf, hãy tìm hiểu sự khác nhau giữa IPv4 và IPv6 trong PC để biết rõ hơn về sự khác nhau giữa hai giao thức này.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dia-chi-ip-la-gi-38675n.aspx
Như vậy bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa giải đáp cho bạn câu hỏi địa chỉ IP là gì? Phân loại địa chỉ IP, so sánh IPv4 và IPv6. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Mọi ý kiến đóng góp của bạn vui lòng để lại trong phần bình luận bên dưới bài viết. Mỗi ý kiến đóng góp của bạn sẽ giúp Taimienphi.vn hoàn thiện tốt hơn.