Dàn ý trình bày quan điểm về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài

Dàn ý trình bày quan điểm về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài sẽ cùng các em tìm hiểu, bàn luận về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong thời kì hội nhập hiện nay.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y trinh bay quan diem ve viec giu gin tieng me de va hoc tap tieng nuoc ngoai

Dàn ý trình bày quan điểm về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài


I. Dàn ý trình bày quan điểm về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài

1. Mở bài

- Ngày nay trong xu thế hội nhập toàn cầu, việc biết thêm một vài ngôn ngữ để nâng cao trình độ là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, thế nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ quên không còn trân trọng tiếng mẹ đẻ, thay vào đó chúng ta phải hết sức giữ gìn và phát huy nó như một niềm tự hào của dân tộc.

2. Thân bài

* Khái niệm:

- Tiếng mẹ đẻ là thứ ngôn ngữ đầu tiên chúng ta được học và tiếp xúc từ thuở thơ ấu, từ khi chúng ta bắt đầu có nhận thức, là một dạng ngôn ngữ mang tính truyền thống và kế thừa, trở thành nét đặc sắc riêng cho từng quốc gia, dân tộc, dùng để phân biệt giữa các dân tộc với nhau và thể hiện sự thống nhất của một cộng đồng người.
- Tiếng nước ngoài hay còn gọi là ngoại ngữ, là một ngôn ngữ thứ hai, của một quốc gia dân tộc khác, việc học tập chúng khá khó khăn, bởi nó không mang tính truyền thống và kế thừa, cũng không phải được sử dụng phổ biến trong một cộng đồng người của một quốc gia

* Về việc học tập tiếng nước ngoài và giữ gìn tiếng mẹ đẻ:

- Đất nước đang trên đà hội nhập, mở cửa giao lưu với thế giới, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều khuyến khích mỗi cá nhân cần ý thức tự trau dồi cho mình thêm một vài ngoại ngữ để phục vụ cho nhu cầu công việc và phát triển bản thân, nâng cao tầm tri thức.
- Ngoại ngữ được đưa vào chương trình đào tạo, là điều kiện ưu tiên trong tuyển dụng.
- Biết ngoại ngữ cũng là một niềm tự hào, là thứ để khẳng định sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện bản thân và chuẩn bị cho bước đường trong tương lai.
- Phải sử dụng ngoại ngữ sau cho đúng và hợp lý, lúc nào dùng lúc nào không, đừng lạm dụng quá mức mà trở thành người kém duyên, thiếu hiểu biết.
- Tuy nhiên, tích cực trau dồi ngoại ngữ nhưng chúng ta cũng phải chú ý phát triển và củng cố tiếng mẹ đẻ, trước khi học một ngôn ngữ khác thì chúng ta phải nắm cho tinh, cho kỹ ngôn ngữ của dân tộc.
- Chúng ta phải luôn luôn ý thức được rằng tiếng mẹ đẻ là di sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã mấy ngàn năm phấn đấu để giữ gìn, rồi truyền lại cho con cháu, là niềm tự hào của dân tộc.

3. Kết bài

- Chúng ta phải có ý thức giữ gìn tôn trọng và phát huy tiếng mẹ đẻ, luôn tự hào về nền văn hiến 4000 năm của dân tộc, nó giúp tâm hồn chúng ta trở nên trong sáng, tìm về với những bình yên, những giá trị văn hóa tốt đẹp, trân quý của dân tộc.
- Song song với đó việc học tập ngoại ngữ là vô cùng cần thiết, giúp chúng ta mở mang đầu óc, tạo những cơ hội tốt đẹp cho cuộc sống trong tương lai.
- Đối với ngôn ngữ nào dù là tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ chúng ta cũng cần phải có thái độ học tập thật nghiêm túc, tránh thái độ hời hợt, "Nhất bên trọng, nhất bên khinh", hoặc bóp méo ngôn ngữ.
 

II. Bài văn mẫu Trình bày quan điểm về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài

Ngôn ngữ mẹ đẻ của một quốc gia dân tộc là biểu hiện cho nền văn hóa của đất nước, là di sản vô cùng quý giá của dân tộc mà ông cha ta đúc kết, hoàn thiện suốt mấy ngàn năm văn hiến, đồng thời là một trong những yếu tố cấu thành đất nước. Ngày nay trong xu thế hội nhập toàn cầu, việc biết thêm một vài ngôn ngữ để nâng cao trình độ là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, thế nhưng, không vì thế mà chúng ta bỏ quên không còn trân trọng tiếng mẹ đẻ, thay vào đó chúng ta phải hết sức giữ gìn và phát huy nó như một niềm tự hào của dân tộc.

Tiếng mẹ đẻ hiểu nôm na là thứ ngôn ngữ đầu tiên chúng ta được học và tiếp xúc từ thuở thơ ấu, từ khi chúng ta bắt đầu có nhận thức. Con người từ khi sinh ra đã được nghe những tiếng à ơi từ lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, tiếng nói đầu đời chẳng phải chúng ta được học ở trường ở lớp mà do chính những người thân trong gia đình chỉ dạy. Nói như vậy để biết rằng tiếng mẹ đẻ gần như là một bản năng được xây dựng trong chính quá trình chúng ta sinh sống và phát triển,...(Còn tiếp)

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-trinh-bay-quan-diem-ve-viec-giu-gin-tieng-me-de-va-hoc-tap-tieng-nuoc-ngoai-47478n.aspx
>> Bài mẫu đầy đủ Trình bày quan điểm về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài tại đây.

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
Dàn ý nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
Dàn ý suy nghĩ của em về tình cảm gia đình
Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Soạn bài Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị trang 110 SGK Tiếng Việt 4
Từ khoá liên quan:

dan y trinh bay quan diem ve viec giu gin tieng me de va hoc tap tieng nuoc ngoai

, dan y nghi luan ve van de giu gin su trong sang cua tieng viet, nghi luan ve viec giu gin tieng me de va hoc tap tieng nuoc ngoai,

SOFT LIÊN QUAN
  • Những bí quyết giữ trật tự trong lớp học

    Hướng dẫn việc giữ trật tự lớp học

    Một vấn đề khiến các giáo viên cảm thấy đau đầu là việc giải quyết tình trạng mất trật tự trong lớp học, học sinh làm việc riêng, không tập trung, chú ý vào bài giảng, do vậy những bí quyết giữ trật tự trong lớp học sẽ l ...

Tin Mới