Xuân Diệu được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” với hồn thơ lãng mạn và cái tôi trữ tình luôn khao khát sống, khao khát tận hưởng cuộc đời, Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho khát vọng cháy bỏng ấy của nhà thơ, cùng tham khảo dàn ý sức hấp dẫn trong bài thơ Vội vàng để hiểu hơn về phong cách thơ ca của ông.
I. Dàn ý Sức hấp dẫn trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
1. Mở bài
- Việc sáng tác ra một tác phẩm có sức hấp dẫn với độc giả chưa bao giờ là dễ dàng và không phải bất cứ ai cũng có thể làm được điều kỳ diệu ấy.
- Thế mà Xuân Diệu, không hổ danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới giai đoạn 1932-1945, đã tạo nên một sức hấp dẫn mới lạ trong bài thơ Vội vàng của mình.
2. Thân bài
* Sức hấp dẫn đến từ:
- Khao khát điều khiển chi phối thiên nhiên "tắt nắng", "buộc gió" => Cái tôi vừa ngông cuồng vừa hồn nhiên làm nên đặc sắc cho toàn bài.
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân => Liên tưởng đến vẻ đẹp của tình yêu, tuổi trẻ.
- Hình ảnh gợi cảm "ánh sáng chớp hàng mi", trong ánh mắt đa tình của Xuân Diệu, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người giao hòa với nhau, tạo nên khoảnh khắc tuyệt đẹp.
- Sự liên tưởng, độc đáo, mới lạ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" => Vẻ đẹp mùa xuân căng tràn sức sức tựa đôi môi người thiếu nữ tuổi đôi mươi.
=> Quan niệm sống mới: Hạnh phúc hiện diện ngay bên cạnh chúng ta, từ những gì đơn giản, gần gũi nhất.
- Tư tưởng hoài xuân giữa mùa xuân, quan niệm về thời gian, về cuộc đời
- Nỗi buồn lo và nuối tiếc về việc tuổi trẻ, về mùa xuân, sợ chúng sẽ nhanh chóng vụt qua mất.
- Từ đó, Xuân Diệu hướng tới một chân lý sống mới, sống "vội vàng" để tận hưởng hết những vẻ đẹp của mùa xuân, của cuộc đời, không được để lãng phí bất kỳ giây phút nào.
3. Kết bài
* Sự hấp dẫn trong thơ của Xuân Diệu đến từ nhiều phía:
- Thứ nhất là từ bức tranh thiên nhiên thực sự hấp dẫn tâm hồn độc giả, từ ấy dễ khiến người ta liên tưởng đến bức tranh tình yêu, bức tranh cuộc sống thật nồng nàn, rực rỡ của tuổi trẻ.
- Thứ hai là từ những quan điểm về thời gian, về cuộc đời về chân lý của cuộc sống đầy mới lạ hấp dẫn.
- Thứ ba là đến từ những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong thơ ông, đáng lưu ý nhất là những hình ảnh, những liên tưởng đầy sáng tạo và có phần táo bạo đã góp phần làm cho Vội vàng trở nên đặc biệt hơn cả.
II. Bài văn mẫu Sức hấp dẫn trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Việc sáng tác ra một tác phẩm có sức hấp dẫn với độc giả chưa bao giờ là dễ dàng và không phải bất cứ ai cũng có thể làm được điều kỳ diệu ấy. Thế mà Xuân Diệu, không hổ danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới giai đoạn 1932-1945, đã tạo nên một sức hấp dẫn mới lạ trong bài thơ Vội vàng của mình. Thơ ông chẳng phải viết về một cái gì cao xa bay bổng, mà rất thực tế viết về cái khao khát thực tại của con người. Thông qua đó những quan niệm, những chân lý sống của ông dần được bày tỏ trong bài thơ. Người ta đọc lần một, lần hai rồi càng đọc càng thấm, càng đọc càng thấy hay. Đó là nhờ sức hấp dẫn lạ kỳ từ những vần thơ tự do và nồng nàn, nhiệt huyết của Xuân Diệu.
Ngay từ 4 câu thơ đầu, người ta đã có cảm nhận được sức hút mới mẻ của bài thơ. Xuân Diệu chẳng đi vào lối mòn xưa cũ, ông không chấp nhận bị thiên nhiên khống chế, chi phối mà thay vào đó chính bản thân ông lại có có suy nghĩ điều hành ngược lại tạo hóa, của một hồn thơ với cái "tôi" giao hòa giữa sự ngông cuồng và sự hồn nhiên. Xuân Diệu khao khát nắm giữ, khống chế tạo hóa, ông muốn "tắt nắng", "buộc gió" để màu đừng nhạt mất, để hương đừng bay đi. Thế mới hiểu, Xuân Diệu yêu thích và trân trọng từng khoảnh khắc xinh đẹp của vạn vật trong trời đất đến thế nào, nên mới có suy nghĩ lạ lùng, táo bạo như vậy...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Sức hấp dẫn trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu tại đây.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-suc-hap-dan-trong-bai-tho-voi-vang-47027n.aspx