Dàn ý phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang

Dàn ý phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang sẽ cung cấp hệ thống ý chi tiết trên cơ sở bám sát nội dung bài thơ. Kết hợp những hiểu biết về bài học với việc tham khảo dàn ý trên đây, các em có thể tự hoàn thiện bài phân tích một cách mạch lạc, hấp dẫn.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang

1. Mở bài

- Trước cách mạng, thơ Huy Cận chất chứa những nỗi buồn thế sự, mênh mang của một cái tôi trữ tình bơ vơ, lạc lõng trước thời cuộc rối ren.
- Cái tôi trữ tình buồn bã, đầy ám ảnh không gian ấy hiện lên thật rõ ràng trong bài thơ Tràng giang.

2. Thân bài

* Tác giả, tác phẩm:
- Huy Cận (1919-2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận, ông vừa là một chính khách có nhiều năm hoạt động trong bộ máy nhà nước đồng thời cũng là một nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới. Một số tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận phải kể đến như tập Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng.
- Tràng giang trích trong tập Lửa thiêng, lấy cảm hứng cảnh mênh mông sóng nước của sông Hồng kết hợp với cái tôi trữ tình đầy sầu thương, đa cảm, chất thơ vừa cổ điển của thơ Đường lại xen lẫn hiện đại của văn học Pháp.

* Cái tôi trữ tình trong nhan đề và lời đề từ:
- Cái tôi mang đầy nỗi cô đơn lạc lõng, đó là tâm hồn của một con người nhỏ bé, một thanh niên trẻ tuổi nhưng đa sầu, đa cảm.
- Nhan đề "Tràng giang" gợi ra không gian rộng lớn, bao la của vũ trụ, mang đậm sắc thái cổ điển, càng tô đậm nên cái nỗi buồn của người thi sĩ, nỗi cô tịch, hồi tưởng về quá khứ với chiều sâu của mấy ngàn năm lịch sử huy hoàng.
- "Tràng giang" chỉ mọi con sông trên đất Việt, cũng là chỉ nỗi buồn chung của lớp những con người trước một thời đại rối ren, phức tạp.
- Lời đề từ mở ra cảm xúc chủ đạo của bài thơ viết về một không gian rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ, thức dậy những cảm xúc bâng khuâng, những nỗi nhớ vô định hình của một hồn thơ cô độc, lẻ loi giữa trời đất bao la, bát ngát, trước cái lạnh lẽo mà sông nước mang đến.

* Khổ thơ 1:
- Nỗi buồn của Huy Cận không dồn dập, mãnh liệt là trái lại êm đềm, gợn nhẹ như những cơn sóng nhỏ của tràng giang, có tính chất tuần hoàn "buồn điệp điệp".
- Hình ảnh thuyền nước là một thi liệu quen thuộc trong văn học cổ điển, thế nhưng trong thơ Huy Cận lại gợi ra nỗi buồn chia ly, tan tác "sầu trăm ngả".
- Hình ảnh củi khô là một hình ảnh hiện đại, mới mẻ ẩn dụ cho những kiếp người lạc lõng, không có sức nặng mặc cho dòng đời đẩy đưa một cách chán chường.

* Khổ thơ 2:
- Huy Cận tìm kiếm hơi ấm ở một điểm nhìn xa hơn, rộng hơn, nhưng cảnh những cồn cát "lơ thơ", những ngọn gió "đìu hiu" lại càng làm cho tâm hồn thi nhân thêm se sắt, quạnh quẽ.
- Tiếng chợ chiều của làng xa càng tô đậm thâm cái không gian vắng vẻ, im lìm đến ám ảnh và nỗi cô đơn, lẻ loi của tác giả trước cảnh sông nước mênh mông.
- "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/Sông dài, trời rộng, bến cô liêu" một lần nữa lại càng tô đậm cái không gian rộng lớn, nhấn mạnh cái sự xa cách của trời và đất, của sông và bến, bằng những tiểu đối độc đáo và mới mẻ, dường như mọi vật trong vũ trụ đều trở nên xa cách nhau, chúng cũng lẻ bóng như chính cái tâm hồn đơn độc của nhân vật trữ tình.

* Khổ thơ 3:
- Thi liệu quen thuộc "bèo" xuất hiện trong thơ Huy Cận lại mang một tầng nghĩa khác, chỉ những cuộc đời lênh đênh, vô định bỏ mặc cho dòng nước đẩy đưa, là sự buông xuôi chấp nhận của một loạt những con người đương thời.
- Huy Cận càng thêm cô đơn, lạc lõng khi cố dõi mắt tìm kiếm một "chuyến đò ngang" mà không thấy, chỉ thấy không gian rộng lớn càng mở ra với "lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng".

* Khổ thơ 4:
- Khung cảnh "mây cao đùn núi bạc" tiếp tục kéo dãn, mở rộng thêm khoảng không vũ trụ rộng lớn, càng thu bé tâm hồn thi nhân, làm thi nhân càng trở nên bơ vơ, lạc lõng hơn.
- Hình ảnh cánh chim nhỏ chính là tượng trưng cho tâm hồn thi sĩ, nhỏ bé, nghiêng cánh muốn tìm chốn nương về nhưng khốn nỗi cả trời đất bao la nhưng chẳng thấy một nhành cây dẫu bóng chiều đã dần sa xuống.
- Từ hoạt cảnh ấy, nỗi niềm nhớ quê hương tha thiết lại tràn về, ngập đầy trong tâm hồn thi sĩ, đó chính là nỗi buồn chung của cả một thế hệ, là nỗi buồn nước mất nhà tan, là niềm suy tưởng về một tổ quốc mấy ngàn năm văn hiến anh hùng nay bỗng trở thành đất nước nô lệ, chịu cảnh rối ren.
- Thi nhân càng nghĩ lại càng thấy đau xót, chán chường, thấy muốn buông bỏ trong sự bất lực trước thời đại.

3. Kết bài

- Cái tôi trữ tình trong bài thơ đó là một cái tôi thật lẻ loi, cô độc mang những nỗi sầu, những cảm giác bất lực, bế tắc trước những đớn đau của quê hương đất nước, mà một thi nhân với lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc như Huy Cận lại phải chịu cảnh bó tay, trơ mắt nhìn đất nước ngày càng tàn tạ, rối ren.
 

II. Bài văn mẫu phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang

Trong phong trào thơ mới và trong cả nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu và Huy Cận đều là hai nhà thơ lớn, những tên tuổi hàng đầu có những đóng góp to lớn cho nền văn học của nước nhà. Hai nhà thơ này lại chính là những người bạn thân thiết, đến độ tri âm, tri kỷ thế nhưng mỗi một nhà thơ lại có riêng cho mình một nỗi ám ảnh, một niềm suy tư riêng về cuộc đời. Nếu như Xuân Diệu suốt một đời thơ cứ mang một nỗi ám ảnh thời gian, thiết tha với một lòng nồng nàn yêu thương cuộc sống đầy rạo rực, cháy bỏng. Thì Huy Cận trong những năm trước cách mạng lại thường mang một nỗi ám ảnh không gian, với tâm hồn đa sầu, đa cảm, thơ của ông luôn chất chứa những nỗi buồn thế sự, mênh mang của một cái tôi trữ tình bơ vơ, lạc lõng trước thời cuộc rối ren. Và cái tôi trữ tình buồn bã, đầy ám ảnh không gian ấy hiện lên thật rõ ràng trong bài thơ Tràng giang, bài thơ đã đưa tên tuổi của Huy Cận vụt sáng thành một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới giai đoạn 1932-1941.

Huy Cận (1919-2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận, ông vừa là một chính khách có nhiều năm hoạt động trong bộ máy nhà nước đồng thời cũng là một nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới. Trước Cách mạng thơ của ông đẹp nhưng thường mang những nỗi buồn da diết vô định của một cái tôi trữ tình đầy sầu não trước trời đất bao la, đó là những buồn thương cho kiếp người, cho cuộc đời, buồn thương cho hoạt cảnh đất nước đầy rối ren,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang tại đây.

-------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-cai-toi-tru-tinh-trong-bai-trang-giang-51069n.aspx
Bên cạnh dàn ý Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang, chúng tôi còn chia sẻ đến các em học sinh những bài văn hay lớp 11 như: Bình giảng bài thơ Tôi yêu em; Phân tích bài thơ Mồng hai Tết viếng cô Kí; Cảm nhận bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu; Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu;... 

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang
Dàn ý Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang
Dàn ý Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Phân tích khổ 3 bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Dàn ý phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính
Từ khoá liên quan:

Dan y phan tich cai toi tru tinh trong bai Trang giang

, dan y cai toi tru tinh trong trang giang, dan y so sanh cai toi trong voi vang va trang giang,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý thuyết minh về cái kéo

    Hướng dẫn trình bày bài văn thuyết minh về cái kéo

    Với dàn ý thuyết minh về cái kéo chi tiết nhất được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thể bám vào để tạo nên một bài văn thuyết minh về cái kéo hoàn chỉnh với đầy đủ các ý. Cùng Taimienphi.vn tha ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Link Spin Coin Master, Code Coin Master 1/11/2024

    Cập nhật Code Coin Master và spin link miễn phí mới nhất hàng ngày cho người chơi, đảm bảo bạn có thể bắn phá kiếm Vàng nâng công trình, hoàn thành