Dàn ý nghị luận xã hội: Thực trạng nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử

Thông qua phần dàn ý nghị luận xã hội: Thực trạng nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử, các bạn sẽ có cái nhìn toàn diện và bao quát nhất về thực trạng đáng lo ngại này, từ đó hiểu hơn về nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này.

Bài viết liên quan

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y nghi luan xa hoi ve thuc trang nhieu hoc sinh khong thich hoc mon lich su

Dàn ý nghị luận xã hội: Thực trạng nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử
 

I. Dàn ý nghị luận xã hội: Thực trạng nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử (Chuẩn)

1. Mở bài
- Có một thực trạng rất đáng buồn rằng, xã hội càng văn minh hiện đại thì dường như con người ta lại có xu hướng quên đi quá khứ, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh dường như các em có xu hướng bài xích môn Lịch sử,.
- Sự thực đau lòng ấy, ngày càng diễn tiến một cách trầm trọng và phổ biến ở toàn thể các em học sinh, khiến chúng ta không khỏi trăn trở suy nghĩ.

2. Thân bài

* Lịch sử là gì?
- Lịch sử là một môn học thiên về lý thuyết, không yêu cầu con người ta phải nghiên cứu và tư quá nhiều, đó là một tập hợp những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ.

* Ý nghĩa:
- Gợi mở, bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lòng biets ơn với thê sheej cha ông.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá được đổi bằng xương máu của cha ông.
- Ý thức được hơn rằng việc bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi một cá nhân...

* Thực trạng:
- Học sinh cảm thấy môn Lịch Sử nhàm chán, bài xích việc học môn này
- Xuất hiện những điểm không, điểm dưới trung bình trong các bài thi Lịch Sử
- Các em học sinh lớp 12, đốt sách, xé đề cương Lịch Sử rải như tuyết giữa sân trường khi nghe tin không phải thi tốt nghiệp môn này.
- Những nhầm lẫn tai hại về cách sự kiện nhân vật lịch sử, các mốc thời gian quan trọng diễn ra phổ biến.

* Nguyên nhân:
- Cách truyền dạy của các giáo viên còn khô khan, cứng nhắc hời hợt, chưa tạo được cảm hứng cho các em học sinh.
- Sách đã cũ, có quá nhiều các mốc sự kiện cần phải nhớ, lời văn khô khan, nhàm chán.
- Quan niệm đây là môn học phụ, không chú trọng đầu tư thời gian tiết học.
- Lối học thi đối phó của giáo viên và học sinh còn quá phổ biến tại các trường.
- Sự yếu kém trong khai thác văn hóa lịch sử của đất nước ta.
- Còn bản thân các em học sinh thì chưa đủ nhận thức để nhìn ra tầm quan trọng của môn Lịch Sử, còn quá định hướng một cách thực dụng về nghề nghiệp sau này.

* Bài học:
- Chúng ta cần phải có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để thay đổi nhận thức của các em học sinh về tầm quan trọng của môn Lịch Sử.
- Thầy cô cần đặt tâm huyết của mình vào môn dạy, cố gắng sáng tạo thêm những phương pháp học tập mới.
- Bản thân mỗi em học sinh cần thay đổi nhận thức về môn Lịch Sử
- Lên tiếng phê phán những hành động thiếu tôn trọng Lịch Sử.

3. Kết bài
- Lịch Sử là môn học dạy cho chúng ta những bài học quý giá, đó là những kinh nghiệm quý báu của cha ông.
- Người tôn trọng Lịch Sử chính là người có lòng yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
 

II. Bài văn mẫu nghị luận xã hội: Thực trạng nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử (Chuẩn)

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam", lời dạy của Bác quả thật rất đúng và vẫn lưu nguyên giá trị cho đến tận ngày hôm nay. Học lịch sử biết về lịch sử của dân tộc, để biết được những biến cố xảy ra trong quá khứ, để càng thêm tin, thêm yêu dải đất hình chữ S. Thế nhưng có một thực trạng rất đáng buồn rằng, xã hội càng văn minh hiện đại thì dường như con người ta lại có xu hướng quên đi quá khứ, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh dường như các em có xu hướng bài xích môn Lịch sử, cho rằng đây là môn học vô vị và không mang lại những lợi ích cụ thể. Sự thực đau lòng ấy, ngày càng diễn tiến một cách trầm trọng và phổ biến ở toàn thể các em học sinh, khiến chúng ta không khỏi trăn trở suy nghĩ về những giá trị trong cuộc sống hôm nay và khi xưa sao lại có sự cách biệt nhiều đến vậy.

Lịch sử là một môn học thiên về lý thuyết, không yêu cầu con người ta phải nghiên cứu và tư quá nhiều, đó là một tập hợp những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, đó là những trang sử hào hùng của dân tộc suốt trong những năm tháng kiêu hùng dựng nước rồi lại giữ nước. Ở đó ta cũng thấy được, hiểu được những con người làm nên đất nước, hy sinh vì đất nước, chiến thắng có, mất mát đau thương và nước mắt cũng có. Tuy chỉ ngắn gọn tầm trăm trang sách, thì không đủ để diễn tả hết chi tiết những sự kiện trọng đại trong quá khứ, nhưng chúng phần nhiều có giá trị nhắc nhở mỗi con người chúng ta về những điều cơ bản của đất nước trong quá trình dựng nước và giữ nước suốt hơn 4000 năm...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Nghị luận xã hội: Thực trạng nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-nghi-luan-xa-hoi-thuc-trang-nhieu-hoc-sinh-khong-thich-hoc-mon-lich-su-48533n.aspx
 

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Dan y nghi luan xa hoi Thuc trang nhieu hoc sinh khong thich hoc mon Lich su

, suy nghi cua em ve thuc trang hoc mon lich su cua hoc sinh hien nay, thuc trang hoc sinh chan hoc mon lich su,

Tin Mới