Thông qua dàn ý nghị luận suy nghĩ về lòng dũng cảm, chúng ta sẽ nhận thức được rõ ràng và sâu sắc hơn ý nghĩa của tinh thần dũng cảm đồng thời học hỏi thêm cách xây dựng dàn ý bài văn nghị luận xã hội cho đúng và khoa học, giúp người đọc dễ hiểu.
Dàn ý nghị luận suy nghĩ về lòng dũng cảm
I. Dàn ý Nghị luận xã hội Suy nghĩ về lòng dũng cảm (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về lòng dũng cảm: Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp của dân tộc ta.
2. Thân bài
- Giải thích: Dũng cảm là lòng bạo dạn, không sợ khó khăn gian khổ, sẵn sàng vượt qua dù có phải hy sinh tính mạng
- Phân tích, chứng minh
+ Người dũng cảm là người dám nghĩ dám làm, luôn tin tưởng vào chính nghĩa, sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ chính nghĩa.
+ Biết phân biệt đúng sai phải trái, làm sai biết chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi, sửa lỗi.
- Dẫn chứng: Nguyễn Văn Nam đã dũng cảm cứu một số em học sinh bị đuối nước..., các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc...
- Phản đề: Những người không có lòng dũng cảm, có lối sống hèn nhát, có lối suy nghĩ sai về lòng dũng cảm, cố chấp làm những điều sai trái...
- Mở rộng, liên hệ:
+ Mở rộng với tình hình đất nước Việt Nam hiện nay, các chiến sĩ vẫn bên ngoài đảo xa bảo vệ đất nước.
+ Liên hệ bản thân, cần học tập, trau dồi bản lĩnh của bản thân, dám nhận sai...
3. Kết bài
Bài học, và kết luận lại vấn đề.
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Suy nghĩ về lòng dũng cảm (Chuẩn)
"Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" là một câu tục ngữ rất hay nói về lòng dũng cảm của con người. Dũng cảm là một đức tính vô cùng quý báu, cần thiết giúp ta mạnh mẽ hơn, vượt qua được mọi thử thách và đạt được thành quả mong muốn trong cuộc sống.
Trước tiên, ta nên biết thế nào là lòng dũng cảm. Dũng cảm là sự bạo dạn, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, sẵn sàng vượt qua dù có phải hy sinh một điều gì đó.
Lòng dũng cảm biểu hiện qua xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc từ quá khứ cho đến hiện tại, nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là sự gan góc quyết liệt dám đương đầu với khó khăn. Người dũng cảm là người dám nghĩ, dám làm, thấy khó khăn không hề nản lòng, mà luôn tìm cách vượt qua. Họ luôn tin tưởng vào chính nghĩa, tìm cách bảo vệ chính nghĩa. Bên cạnh đó, họ biết phân biệt đúng, sai, phải, trái, họ luôn đứng về phía công lý, nếu mình có làm sai thì luôn dám nhận lỗi, sửa lỗi và chịu trách nhiệm cho những hành động sai trái mà mình đã làm. Ta có thể bắt gặp bất cứ một con người nào có trong mình lòng dũng cảm. Từ thời xa xưa, đất nước ta đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, con người luôn phải đối mặt với chiến tranh,...(Còn tiếp)
>> Bài mẫu đầy đủ Nghị luận xã hội Suy nghĩ về lòng dũng cảm tại đây.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-nghi-luan-suy-nghi-ve-long-dung-cam-47085n.aspx