Truyện Kiều là thì phẩm bất hủ, là niềm tự hào của văn học Việt Nam. Mỗi đoạn thơ, ý thơ đều mang những vẻ đẹp riêng, ý tình riêng mà tác giả gửi gắm. Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện rõ vẻ đẹp của nàng Kiều, để tìm hiểu rõ hơn về vẻ đẹp đó, mời các em cùng tham khảo bài văn Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên dưới đây.
Đề bài: Anh/chị hãy trình bày Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
Mẹo Cách cảm nhận một tác phẩm thơ, văn
I. Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
1. Mở bài
-Giới thiệu đoạn trích Trao duyên
- Dẫn dắt vào vấn đề vẻ đẹp tâm hồn của nàng Kiều thể hiện qua trích đoạn Trao duyên.
2.Thân bài
a. Kiều là một người con hiếu thảo
- Gia đình gặp biến cố, nàng chấp nhận hy sinh tình yêu để bán mình cứu cha và em.
b. Kiều là cô gái trọng nghĩa, trọng tình
- Với Kim Trọng:
+ Đau đớn, dằn vặt khi không giữ trọn được lời thề ước với người thương.
+ Để trọn chữ tình, Kiều ngỏ lời nhờ Vân thay mình nên duyên với Kim Trọng.
+ Tự nhận bản thân là kẻ bội bạc, phụ tình Kim Trọng.
+ Luôn lắng lo cho sự đau khổ của chàng Kim.
- Với Thúy Vân:
+ Cậy nhờ em bằng tất cả sự mong cầu tha thiết.
+ Hiểu được những khó xử, thiệt thòi của em khi phải nhận lời cậy nhờ của mình.
+ Đặt tất cả sự tin yêu vào Thúy Vân.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị đoạn trích góp phần khắc hoạ vẻ đẹp nhân cách nàng Kiều.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
Người xưa thường có câu: "Hồng nhan bạc mệnh", câu nói ấy vận vào cuộc đời Thúy Kiều như một lời tiên tri báo trước. Thúy Kiều, người con gái sắc nước, hương trời, tài đức vẹn toàn nhưng số phận truân chuyên, nghiệt ngã. Cuộc đời nàng là một chuỗi những bi kịch, nhưng có lẽ bị kịch khiến nàng đau đớn, xót xa nhất chính là bi kịch tình yêu giữa nàng và Kim Trọng. Càng lâm vào bi kịch, vẻ đẹp về nhân cách và tâm hồn của Thúy Kiều càng ngời sáng. Đoạn trích Trao duyên là một trong những trích đoạn thể hiện rõ vẻ đẹp ấy của nàng.
Con người ta khi lâm vào những chặng đường bi kịch của số phận thường dễ sa ngã, thậm chí đánh mất chính mình, lâm vào đường cùng, lạc lối. Với Kiều thì khác, người con gái bản lĩnh ấy đã làm ngời sáng bảo phẩm chất tốt đẹp giữa những tấn bi kịch của số phận. Trước hết, ta có thể thấy nàng là một người con vô cùng hiếu thảo. Gia đình đang trong cơn hoạn nạn bởi kẻ xấu vu oan, chả và em bị bắt, Kiều đã chấp nhận bán mình để chuộc cha và em, trả ơn dưỡng dục sinh thành, đáp đền chữ "hiếu" vẹn tròn.
"Làm con trước phải đền ơn sinh thành."
Trước tình cảnh đôi lứa với Kim Trọng và đạo làm con với ba mẹ, dù đau đớn, nhưng Kiều đã lựa chọn một cách dứt khoát. Với nàng, gia đình vô cùng quan trọng, ba mẹ là đấng sinh thành nàng trọn đời mang ơn. Chọn lựa hi sinh hạnh phúc của chính mình để đánh đổi hạnh phúc ấm êm, yên bình cho gia đình là điều đáng trân quý, đáng khâm phục ở Kiều. Tấm lòng hiếu thảo của nàng là gương sáng cho những người làm con trong cuộc sống, biết yêu thương, bảo vệ gia đình mình, đặc biệt là lúc gian khó, nguy nan.
Với cha mẹ, nàng là người con hiếu thảo, với người tình kết duyên -Kim Trọng, Kiều là người trọng nghĩa, trọng tình. Nàng yêu Kim Trọng, nhưng không thể ở bên chàng nên nỗi đau của Kiều là khôn tả. Nỗi xót xa, đau đớn dâng trong trái tim nàng khi tự nghĩ rằng chính mình đã phụ bạc chàng Kim. Để trọn bên hiếu, bên tình, Kiều đành vậy đắng cậy nhờ em thay mình kết duyên với chàng Kim:
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Kiều nhờ cậy em gái vô cùng tha thiết, khẩn khoản, đặt tất cả niềm tin, niềm hi vọng vào Thúy Vân. Các từ ngữ "cậy", "nhờ', "chịu" đã cho thấy thái độ chân thành, tin tưởng hết mực của Thúy Kiều nơi Thúy Vân. Kiều hiểu được việc cậy nhờ Vân như thế là vô cùng khó xử với em mình, nhưng đó là lựa chọn duy nhất lúc ấy để nàng có thể bớt đi phần nào nỗi lắng lo khi nghĩ về chàng Kim. Những hành động tha thiết, khẩn khoản "lạy", "thưa" cho thấy sự trân trọng, mang ơn của Kiều dành cho Thúy Vân.
Khi nhờ vả Kiều không nói quá nhiều về hoàn cảnh của bản thân, bởi chuyện ấy hơn ai hết Vân là người hiểu rõ nhất. Sau khi bày tỏ nỗi lòng, nàng tiếp tục cố gắng thuyết phục Thúy Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng:
"Ngày xuân em hãy con dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây".
Nàng sử dụng hàng loạt các từ ngữ: "tình máu mủ", "thịt nát xương mòn", "lời nước non",.. có tác dụng lớn trong việc thuyết phục Thúy Vân. Những lời lẽ thấu tình đạt lý ấy, bất cứ ai nghe cũng sẽ động lòng xót xa, huống hồ Vân lại là em của Kiều, rất mực hiểu rõ hoàn cảnh và nỗi lòng của chị, vì vậy mà nàng khó có thể chối từ lời cậy nhờ thầy mình trả nghĩa cho Kim Trọng của Kiều.
Lời cậy nhờ em vừa dứt cũng là lúc những kỉ niệm tình yêu trong nàng ùa về ập đến. Kỉ vật đã trao em mà niệm hồi ức tình yêu chẳng thể trao, cũng chẳng thể xoá nhòa đi được. Nàng bị giằng xé,đau khổ giữa lí trí và tình cảm của mình. Đó là những tháng ngày đẹp đẽ, Kiều được hạnh phúc thực sự với tình yêu của mình:
"Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung"
" Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai"
Nàng yêu Kim Trọng, lòng luôn thủy chung và lo lắng cho chàng. Dù trong nỗi cơ hàn, nàng chưa một lần nghĩ cho mình, mà thương cho Kim Trọng. Càng thương người yêu, trân trọng người yêu, Kiều càng thấy mình là kẻ có lỗi, là người phụ bạc, đành thốt lên lời xin lỗi thấu tận tâm can:
"Ơi Kim Lang
Hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây".
Phận lỡ làng, duyên ngắn ngủi, Kiều nào có muốn, nhưng đành chấp nhận. Hai tiếng "Kim lang" tha thiết ấy Kiều chỉ dành cho Kim Trọng, tiếng khóc nghẹn ngào ấy Kiều gửi đến Kim Trọng như một lời cuối gửi trọn tình yêu cho chàng, cũng là lúc mà nỗi xót xa, cay đắng trào dâng trong Kiều.
"Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây".
Kiều nào có phụ bạc chàng Kim, nhưng lòng nàng vẫn nặng nỗi đau đáu, day dứt khi không thể cùng chàng trọn lời thề hẹn. Tuy không được gặp trực tiếp Kiều trong những thời khắc ấy, nhưng chắc chắn rằng Kim Trọng cũng sẽ hiểu tấm lòng thủy chung, son sắt, trọng tình nghĩa của Kiều và càng trân trọng, thương mến Kiều hơn.
Chỉ với đoạn trích ngắn thôi, nhưng với tài năng và tình cảm của mình dành cho nhân vật, Nguyễn Du đã khắc hoạ nên một nàng Kiều đức hạnh, nhân cách đẹp đẽ, tâm hồn cao khiết đáng được trân trọng, nâng niu.
------------------HẾT-----------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-dep-tam-hon-va-nhan-cach-cua-thuy-kieu-qua-doan-trich-trao-duyen-58343n.aspx
Bài văn mẫu trên đây giúp các em cảm nhận thêm sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn của nàng Kiều. Ngoài ra, để khám phá đoạn trích chi tiết, cụ thể hơn trên nhiều phương diện, mời các em cùng tham khảo các bài văn mẫu khác như Cảm nghĩ về đoạn thơ Trao duyên, Nghị luận văn học đoạn trích Trao duyên, Cảm nhận về 8 câu thơ cuối bài Trao duyên, Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa qua Cung oán ngâm và Trao duyên.