Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh xây dựng hình ảnh người dân làng chài lưới với vẻ đẹp khỏe khoắn đặc trưng của người dân miền biển. Khi tìm hiểu, phân tích bài thơ Quê hương, các em có thể tìm hiểu về hình ảnh đặc biệt này để thấy được tình cảm gắn bó của tác giả với con người, mảnh đất quê hương. Bài Cảm nhận của em về khổ thơ sau: Dân chài lưới... dần trong thớ vỏ trong bài Quê hương dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận chi tiết về hình ảnh con người miền biển trong bài thơ.
Đề bài: Cảm nhận của em về khổ thơ sau: "Dân chài lưới... dần trong thớ vỏ" trong bài Quê hương
Bài văn mẫu Cảm nhận của em về khổ thơ sau: "Dân chài lưới... dần trong thớ vỏ" trong bài Quê hương
Bài làm:
Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng
Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".
Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác "vị" khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở" còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.
Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.
-------------------HẾT----------------------
Sau khi đã Cảm nhận của em về khổ thơ sau: "Dân chài lưới... dần trong thớ vỏ" trong bài Quê hương các em có thể đi vào Bình giảng 8 câu đầu bài Quê hương: "Làng tôi ở... bao la thâu góp gió" hoặc tham khảo Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh, tác giả của bài thơ Quê Hương nhằm củng cố kiến thức của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-cua-em-ve-kho-tho-sau-dan-chai-luoi-dan-trong-tho-vo-trong-bai-que-huong-41631n.aspx