Vài nét giới thiệu về Tế Hanh- tác giả của bài thơ Quê hương sẽ giúp các em có thêm những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp cũng như phong cách sáng tác của Tế Hanh, qua đó giúp cho củng cố kiến thức về tác giả và giúp việc phân tích bài thơ Quê hương được hiệu quả hơn.
Đề bài: Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh, tác giả của bài thơ Quê Hương
Bài văn mẫu Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh, tác giả của bài thơ Quê Hương
Bài làm:
Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).
Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện què hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân (1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.
Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).
------------------HẾT-------------------
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh, tác giả của bài thơ Quê Hương bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Cảm nhận của em về khổ thơ sau: "Dân chài lưới... dần trong thớ vỏ" trong bài Quê hương và cùng với phần Bình giảng 8 câu đầu bài Quê hương: "Làng tôi ở... bao la thâu góp gió" để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.
https://thuthuat.taimienphi.vn/gioi-thieu-ve-nha-tho-te-hanh-tac-gia-cua-bai-tho-que-huong-41632n.aspx