Nghị luận về lối sống tiết kiệm, top đoạn văn, bài văn mẫu hay nhất

Tiết kiệm luôn là một trong những đức tính vô cùng đáng quý của con người. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài Nghị luận về lối sống tiết kiệm, Ngữ văn 9, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Đề bài: Nghị luận về lối sống tiết kiệm

nghi luan ve loi song tiet kiem top doan van bai van mau hay nhat

Bài văn, đoạn văn Nghị luận về tiết kiệm lớp 9 của học sinh giỏi
 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.
3. Bài mẫu số 3.

 

I. Dàn ý Nghị luận về lối sống tiết kiệm:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề nghị luận: lối sống tiết kiệm.
2. Thân bài:
a, Giải thích:
- Tiết kiệm là sử dụng bất kì thứ gì một cách đúng mực, vừa phải.
- Tiết kiệm có thể liên quan đến các giá trị vật chất (của cải, tài nguyên,...) hoặc phi vật chất (sức lao động, thời gian,...).
b, Biểu hiện của tính tiết kiệm:
- Không xa hoa, lãng phí.
- Không đua đòi, chạy theo xu thế.
- Có kế hoạch hợp lí, cụ thể cho cuộc sống.
c, Ý nghĩa của sự tiết kiệm:
- Giúp giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống.
- Đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững của cá nhân và cộng đồng.
- Thể hiện sự tôn trọng với thành quả của bản thân và xã hội.
- Góp phần xây dựng, phát triển cộng đồng.
d, Liên hệ thực tế:
- Vẫn có nhiều người chạy theo xu thế, sống xa hoa, lãng phí.
- Nhiều trường hợp quá tiết kiệm, trở nên keo kiệt, chi li, tính toán.
e, Bài học nhận thức:
- Rèn luyện bản thân để nhận thức được các mặt lợi - hại của vấn đề.
- Kiềm chế nhu cầu không cần thiết.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại những giá trị của lối sống tiết kiệm.

 

II. Bài mẫu Nghị luận về lối sống tiết kiệm hay nhất tham khảo:

 

1. Viết đoạn văn 200 chữ về lối sống tiết kiệm - mẫu số 1:

Tiết kiệm là đức tính đáng quý của con người. Khác với keo kiệt, bủn xỉn, tiết kiệm là việc sử dụng mọi thứ một cách đúng mực, vừa phải, không xa hoa, lãng phí. Điều này đã có từ ông cha ta ngày xưa, ở cái thời mà của cải, vật chất còn thiếu thốn, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Ngày đó, tiết kiệm là "quốc sách", là đường hướng để khôi phục và phát triển nền kinh tế nước nhà. Đến bây giờ, tiết kiệm vẫn là biểu hiện của nếp sống văn minh, đạo đức. Đây không chỉ là yếu tố giúp con người giảm bớt gánh nặng cho gia đình mà còn có thể xoay sở kịp thời trong trường hợp gặp khó khăn, hoạn nạn. Vậy nên, ai cũng cần tiết kiệm. Từ những thứ vật chất có thể nhìn thấy được như của cải, vật tư đến những thứ trừu tượng như thời gian, sức lực,... Tuy vậy, nhiều người hiện nay vẫn giữ cho mình thói quen phung phí hoặc lại quá ki bo, bủn xỉn. Đó đều là những tính xấu cần phải được loại bỏ. Chính vì vậy, mỗi cá nhân hãy tự rèn luyện cho mình lối sống tiết kiệm, góp phần thúc đẩy xã hội ngày một văn minh, phát triển hơn.

--------------------------------

Taimienphi.vn còn rất nhiều bài văn mẫu lớp 9 để em tham khảo như: Nghị luận về sự tự tin, Đoạn văn về tính trung thực trong thi cử, Nghị luận về lòng tham lam, Nghị luận về lắng nghe và thấu hiểu....

viet doan van 200 chu ve loi song tiet kiem hay nhat

Top bài văn nghị luận ý nghĩa của lối sống tiết kiệm siêu hay

 

2. Nghị luận về lối sống tiết kiệm - mẫu số 2:

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chính là tính tiết kiệm. Có thể hiểu tiết kiệm là sử dụng của cải, thời gian, sức lực một cách hợp lí. Lối sống này vừa giúp giảm bớt gánh nặng cho gia đình, vừa hướng con người đến sự tiến bộ, văn minh hay chính là chủ nghĩa tối giản. Khi ấy, mỗi cá nhân sẽ không bị cuốn vào vòng xoáy của sự xô bồ, náo nhiệt bên ngoài. Tiết kiệm giúp bản thân mỗi người dần trở nên nhẹ nhõm, tạo tâm trạng tươi vui, tích cực hơn mỗi ngày. Đây còn là cách thể hiện sự tôn trọng với những thành quả mà bản thân làm ra, giúp góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là phải sống chi li, tằn tiện từng chút. Thay vào đó, con người vẫn có thể tận hưởng được cuộc sống muôn màu, nhưng đồng thời cũng có khả năng giải quyết những vấn đề bất chợt xảy đến trong tương lai. Vậy nhưng trên thực tế, vẫn có trường hợp sống xa hoa, lãng phí. Điều này không chỉ tiêu tốn của cải mà còn gây mất thời gian, lãng phí công sức. Để khắc phục được tình trạng ấy, mỗi người hãy tự rèn luyện bản thân thật tốt. Hãy lên kế hoạch riêng cho bản thân, duy trì cuộc sống một cách tiết kiệm, hiệu quả. Đó sẽ là bàn đạp để xã hội cùng phát triển, tiến bộ.

 

3. Nghị luận về lối sống tiết kiệm - mẫu số 3:

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng quan niệm "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" là những yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển của xã hội mới. Trong đó, tiết kiệm được coi như phẩm chất cần có của tất cả mọi người.

Trước hết, có thể hiểu "tiết kiệm" là "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức..." nhưng vẫn có thể hoàn thành được các mục tiêu mà bản thân đề ra.

Lối sống tiết kiệm có thể được biểu hiện dưới nhiều dạng hình thức. Lấy ví dụ như không lãng phí nước trong sinh hoạt, không bỏ phí thức ăn, tắt điện khi không sử dụng,... Việc sử dụng tất cả mọi thứ từ vật chất (tiền bạc, của cải, tài nguyên,...) đến những thứ phi vật chất (thời gian, sức lực,...) một cách hợp lí, vừa đủ chính là tiết kiệm.

Việc sống một cách tiết kiệm mang lại rất nhiều lợi ích. Nó không chỉ giúp con người giảm bớt đi gánh nặng cho gia đình mà còn là cơ sở để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững của bản thân và xã hội. Đây cũng là cách để thể hiện sự trân trọng với những thành quả mình làm ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc sống tiết kiệm chưa hẳn đã dễ dàng, đặc biệt là trong xu thế hội nhập ngày nay. Một số người vì quá tiết kiệm, thậm chí đến mức chi li, tính toán, dần trở thành người keo kiệt, nhỏ mọn. Có trường hợp lại hay "vung tay quá trán", luôn chạy theo những trào lưu hiện thời, sống một cuộc đời xa hoa, lãng phí mà không đóng góp được gì cho xã hội. Đó đều do chưa biết tiết kiệm một cách phù hợp, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cộng đồng.

Chính vì vậy, mỗi người chúng ta nên tự rèn luyện bản thân tốt hơn. Hãy tập lên kế hoạch chi tiết cho cuộc sống để không phải lãng phí tiền bạc, công sức và thời gian vào những thứ ngoài lề. Đồng thời, con người cũng cần biết kiềm chế bản thân, loại bỏ điều không cần thiết để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Tiết kiệm là đức tính cần có, nhưng hãy biết sử dụng nó một cách chính xác, phù hợp để không gây ảnh hưởng xấu đến bản thân và xã hội. Cùng chung tay, con người sẽ xây dựng được thế giới tươi đẹp, đáng sống hơn cho chính mình và các thế hệ mai sau.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-loi-song-tiet-kiem-75609n.aspx
Cách sống của một người nói lên rất nhiều điều về tính cách của người đó. Vậy nên ta hãy học cách sống lành mạnh, tốt đẹp, lan tỏa sự tích cực đến mọi người nhé.

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghị luận về lòng trắc ẩn , top đoạn, bài văn mẫu hay nhất
Nghị luận về sự tự tin, top đoạn văn, bài văn mẫu tuyển chọn hay nhất
Nghị luận về lòng can đảm, top đoạn văn, bài văn mẫu hay nhất
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về giản dị
Nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống, top bài văn, đoạn văn hay nhất
Từ khoá liên quan:

nghi luan ve loi song tiet kiem

, dan y nghi luan y nghia cua loi song tiet kiem, viet doan van 200 chu ve loi song tiet kiem hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người

    Bài văn mẫu nghị luận hay

    Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người là một trong số những tài liệu được rất nhiều các bạn học sinh tìm hiểu, đây cũng được coi là đề tài phổ biến thể hiện rõ nhất cách viết bài văn xã hội cũng như đem ...

Tin Mới