Viết đoạn văn về tính trung thực, top bài văn hay nhất

Trung thực luôn là một trong những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người từ xưa đến nay. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài Viết đoạn văn về tính trung thực, Ngữ văn 9, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Đề bài: Đoạn văn về tính trung thực

viet doan van ve tinh trung thuc top bai van hay nhat

Dàn ý và đoạn văn mẫu nghị luận về lòng trung thực 200 chữ hay nhất

 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.
3. Bài mẫu số 3.


I. Dàn ý Đoạn văn về tính trung thực:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề nghị luận: tính trung thực.
2. Thân bài:
a, Giải thích:
- Trung thực là tôn trọng sự thật, mọi lời nói, hành động, suy nghĩ đều hướng về sự thật; bài trừ sự dối trá.
b, Phân tích:
- Biểu hiện:
+ Luôn nhìn nhận, đánh giá khách quan.
+ Không gian dối dù chỉ là những điều nhỏ.
+ Không nịnh bợ để lấy lòng người khác.
+ Tôn trọng lẽ phải, không bao che cho những việc làm sai trái.
- Ý nghĩa:
+ Giúp bản thân giữ được nề nếp, quy củ.
+ Nhận được sự tin tưởng của mọi người.
c, Phản đề:
- Có nhiều trường hợp dối trá, lừa lọc nhằm trục lợi cho bản thân.
- Có trường hợp trung thực một cách cứng nhắc, dễ làm mất lòng người khác.
- "Lời nói dối trắng" được chấp nhận bởi cộng đồng như liều thuốc tâm lí.
d, Bài học nhận thức:
- Rèn luyện bản thân về kiến thức và đạo đức.
- Tập nhìn vấn đề theo nhiều hướng để đưa ra phương hướng, quyết định phù hợp.
- Không nên cứng nhắc.
- Sống vị tha, yêu thương con người.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại tầm quan trọng của tính trung thực.
 

II. Top Đoạn văn về lòng trung thực tuyển chọn hay nhất:

 

1. Đoạn văn về tính trung thực - mẫu số 1:

Trung thực là đức tính vô cùng đáng quý mà ai ai cũng cần phải có. Đó là tôn trọng sự thật, suy nghĩ, nói và hành động theo sự thật. Đồng thời bài trừ, lên án những hành vi gian dối, sai lệch, ích kỉ. Những con người trung thực được coi là "sứ giả của lẽ phải". Họ luôn giữ chữ "tín" và sự cương trực, thẳng thắn trong mọi hoàn cảnh. Họ được người xung quanh hết mực yêu quý, tin tưởng giao phó cho những việc quan trọng. Tuy vậy, nhìn vào thực tế xã hội, ta lại thấy xuất hiện một vài trường hợp đi ngược lại với giá trị đạo đức tốt đẹp này. Con người lừa dối nhau từ việc nhỏ cho đến việc lớn để nhằm trục lợi cho bản thân. Dễ thấy nhất là những người buôn bán không có tâm. Vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng đưa ra sản phẩm kém chất lượng, thậm chí gây hại cho người dùng. Đó là hiện tượng rất đáng lên án, chê trách, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cộng đồng. Tóm lại, sự trung thực là vô cùng cần thiết với con người. Nó sẽ đem lại kỉ luật, trách nhiệm cho mỗi cá nhân và sự văn minh cho xã hội.

------------------------------------------------

Hãy cùng ghé thăm trang Taimienphi.vn để xem nhiều bài văn mẫu lớp 9hay khác như Nghị luận về lòng tham lam hay bài văn viết Viết đoạn văn về tính trung thực trong thi cử để làm bài dễ dàng, học tốt môn Ngữ văn này.

viet doan van ngan ve long trung thuc lop 9 hay nhat

Top bài viết đoạn văn nghị luận về tính trung thực hay nhất

 

2. Đoạn văn về tính trung thực siêu hay - mẫu số 2:

Trung thực là một trong những giá trị đạo đức vô cùng quan trọng đối với con người. Tính trung thực có thể được hiểu là sự ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật và không dối trá. Điều này giúp ta tạo dựng lòng tin với mọi người xung quanh, giữ cho các mối quan hệ được bền chặt, gắn bó. Những người trung thực luôn hướng đến những cái tốt đẹp, chuẩn mực của cuộc sống. Tuy vậy, đôi khi họ cũng có thể bị cứng nhắc, dễ làm mất lòng người khác. Chính vì vậy, để bản thân có thể rèn luyện tính trung thực một cách đúng đắn nhất, trước tiên mỗi người cần chuẩn bị cho mình đầy đủ tri thức, hiểu biết về cuộc sống. Chỉ khi có cho mình khả năng đánh giá phải - trái, đúng - sai thì ta mới sẵn sàng đưa ra được những quyết định, hướng đi phù hợp nhất. Con người cũng không nên quá cứng nhắc, tập cách quan sát vấn đề theo nhiều hướng khác nhau để có được cái nhìn toàn diện. Như vậy, chúng ta vừa giữ được sự trung thực cho bản thân, vừa hoàn thiện mình theo một cách phù hợp nhất.

 

3. Đoạn văn về tính trung thực - mẫu số 3:

Đại thi hào William Shakespeare từng quan niệm: "Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực". Quả thật, tính trung thực chính là hành trang quý giá của con người trên con đường trưởng thành và tiến tới thành công.

Vậy "trung thực" là gì? Đó chính là một đức tính vô cùng tốt đẹp của con người từ ngàn đời nay. Có thể định nghĩa "trung thực" như sự thật thà, luôn xoay quanh những chân lí, chuẩn mực mà xã hội đề ra. Điều này trái ngược hoàn toàn với gian xảo, dối trá - nét tính cách mang đến sự tiêu cực, thụt lùi cho con người.

Những người có tính trung thực luôn tôn trọng sự thật. Mọi lời nói, cử chỉ, hành động và ngay cả suy nghĩ của họ đều quay quanh sự thật. Họ biết một thì kể lại một, không hề thêm bớt hay giấu giếm. Cũng vì vậy mà họ nhận được rất nhiều sự tôn trọng, tin tưởng từ mọi người xung quanh. Sự cương trực, thẳng thắn ấy khiến cuộc sống đi vào nề nếp, trật tự, tạo nên một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ.

Trên thực tế, lòng trung thực cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Có những người vì trục lợi cho bản thân mà sẵn sàng "lừa thầy phản bạn", quay lưng lại với người xung quanh. Điều này đáng bị lên án, gây ra hỗn loạn cho xã hội. Nhưng cũng có những người vì quá trung thực nên trở thành ngờ nghệch, cứng nhắc, dễ làm phật lòng người khác. Bên cạnh đó, ta thấy sự xuất hiện của "lời nói dối trắng". Chúng là những lời nói dối mang thiện chí, không gây hại cho bất kì ai. Lấy ví dụ như một bệnh nhân ung thư nhận được lời động viên của bác sĩ, gia đình. Hay đơn giản và gần gũi hơn là những câu nói "Mẹ không mệt", "Mẹ không đói",... mà chúng ta thường được nghe. Những "lời nói dối trắng" đó được xã hội chấp nhận như liều thuốc tinh thần cho con người, Vậy nên có thể thấy việc quan sát yếu tố ngoại cảnh là rất quan trọng để đánh giá lòng trung thực của một người là phù hợp hay không.

Để có thể hoàn thiện bản thân, tiếp thu sự trung thực, chính trực một cách đúng đắn nhất, mỗi người cần không ngừng học hỏi và rèn luyện. Hãy tập cho mình thói quen nhìn nhận bao quát vấn đề, lắng nghe và phân tích từ nhiều phía để có thể đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp. Mỗi người cũng không nên quá cứng nhắc trong mọi chuyện, học cách bao dung, vị tha với người khác. Đó chính là cách để bản thân chúng ta thực sự trưởng thành, hoàn thiện.

Nhìn chung, lòng trung thực là vô cùng đáng quý và cần thiết đối với mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết cách sử dụng nó sao cho hợp lí và hiệu quả nhất. Hãy lan tỏa những giá trị đạo đức tốt đẹp đến với mọi người, cùng nhau xây dựng một cộng đồng văn minh, tiến bộ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-ve-tinh-trung-thuc-lop-9-75607n.aspx
Đề tài về lòng trung thực yêu cầu chúng ta phải có góc nhìn bao quát, khách quan về những sự việc xảy ra trong cuộc sống. Hi vọng qua đây, em đã có thêm dữ kiện để hoàn thành bài viết của mình rồi.

Tác giả: Thuỳ Chi     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghị luận xã hội 200 chữ về tính tự lập, top đoạn văn mẫu hay nhất
Viết đoạn văn về một nội dung được gợi ra từ Đường vào trung tâm vũ trụ
Viết đoạn văn ngắn tả lá xoài
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực
Nghị luận về lối sống tiết kiệm, top đoạn văn, bài văn mẫu hay nhất
Từ khoá liên quan:

viet doan van ve tinh trung thuc

, dan y nghi luan ve long trung thuc 200 chu, viet doan van ngan ve long trung thuc lop 9 hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới