Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngữ văn 6, KNTT

Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Để có thể bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về một bài thơ lục bát đã đọc, em hãy tham khảo bài Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát, Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì I dưới đây được giáo viên văn bên Taimienphi.vn biên soạn để có thêm những gợi ý bổ ích khi làm bài.

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngữ văn 6, KNTT

viet doan van the hien cam xuc ve mot bai tho luc bat ngu van 6 kntt

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngữ văn 6, KNTT

 

A. Dàn ý khái quát viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát:

1. Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ lục bát.

2. Thân đoạn:
- Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ.
- Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ.
- Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật nổi bật trong bài thơ.

3. Kết đoạn: Khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

 

B. Dàn ý chi tiết và đoạn văn mẫu thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
 

Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà.

I. Dàn ý đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu bài ca dao.

2. Thân đoạn:

* Nêu ấn tượng chung về nội dung bài ca dao:

- Bài ca dao miêu tả khung cảnh tươi đẹp của thành Thăng Long xưa:

+ Thiên nhiên trong buổi sáng sớm.

+ m thanh đời sống con người ở một số địa danh nổi tiếng của kinh thành Thăng Long: Đền Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ.

* Nêu cảm nhận về nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát truyền thống.

- Ngôn ngữ gần gũi, quen thuộc với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động.

* Nêu ý nghĩa của bài ca dao:

- Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp quê hương, đất nước.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ về bài ca dao.

II. Đoạn văn mẫu nêu cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà:

Có biết bao bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của vùng đất Thăng Long xưa nhưng em đặc biệt ấn tượng với bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà". Khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng sớm hiện lên thật thơ mộng, trữ tình qua hai câu: "Gió đưa cành trúc la đà", "Mịt mù khói tỏa ngàn sương". Động từ "la đà" diễn tả được hình ảnh cành trúc sà xuống thấp, đưa đi đưa lại theo chiều ngang một cách nhẹ nhàng trước sự tác động của gió. Dường như, không gian được bao trùm trong màn sương mờ ảo. Tuy nhiên, bầu không khí tĩnh lặng đã bị xao động bởi âm thanh của đời sống sinh hoạt con người. Đó là tiếng chuông chùa Trấn Võ, tiếng gà báo canh ở huyện Thọ Xương. Hay còn là nhịp chày giã vỏ cây dó để làm giấy ở làng Yên Thái. Thiên nhiên, con người trong bức tranh ấy như hòa làm một, gắn bó, quyện chặt vào nhau, càng tô đậm nét yên bình nơi làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bằng thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, từ ngữ giàu sức gợi và cách kết hợp nhuần nhuyễn các địa danh nổi tiếng, tác giả dân gian đã vẽ nên bức tranh khoáng đạt của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Đồng thời, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu nặng. Đọc bài ca dao, em càng thêm yêu và tự hào nơi mình sinh ra và lớn lên.

Viet doan van the hien cam xuc ve mot bai tho luc bat lop 6

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngữ văn 6, KNTT

 

Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa?.

I. Dàn ý đoạn văn cảm nhận về bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa?:

1. Mở đoạn: Giới thiệu bài ca dao.

2. Thân đoạn:

* Nêu cảm xúc về nội dung của bài ca dao:

- Bức tranh thiên nhiên miền núi ở Lạng Sơn:

+ Đường đi xa xôi, cách trở: "Cách một trái núi với ba quãng đồng.".

+ Nước non hùng vĩ, tươi đẹp: "Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ".

* Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài ca dao:

- Ca ngợi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của xứ Lạng.

- Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha.

* Nêu cảm xúc về nghệ thuật của bài ca dao:

- Hình ảnh quen thuộc, gần gũi.

- Câu hỏi tu từ.

- Điệp ngữ "kìa..., kìa...".

3. Kết đoạn: Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ về bài ca dao.

II. Đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa?

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có biết bao bài ca dao, tục ngữ về Lạng Sơn nhưng em đặc biệt yêu thích bài ca dao "Đường lên xứ Lạng bao xa?". Đọc từng câu, từng chữ, bức tranh thiên nhiên miền núi xứ Lạng hiện lên chân thật, rõ nét trong tâm trí em. Ở câu đầu tiên, nhân vật trữ tình có hỏi "Đường lên xứ Lạng bao xa?". Đây thực chất là cái cớ để chủ thể trữ tình tiếp tục phô bày vẻ đẹp nơi đây ở ba câu tiếp theo. Để đi đến Lạng Sơn, lữ khách phải trải qua "một trái núi với ba quãng đồng". Số từ "một", "ba" kết hợp với hình ảnh "núi", "đồng" càng làm nổi bật sự cách trở, xa xôi cùng địa hình hiểm trở vùng sơn cước. Tiếng gọi "ai ơi, đứng lại mà trông:" của chủ thể trữ tình vang lên như một lời nhắc đến bản thân cũng như khách đường xa khi đi hãy nhớ dừng lại và đưa mắt nhìn xuống. Ở đó, du khách sẽ thấy núi thành Lạng, sông Tam Kì uốn quanh. Nước non hùng vĩ, tươi đẹp cứ dần hiện ra và lưu dấu trong tâm tưởng của những người đã từng đặt chân đến. Để miêu tả bức tranh thiên nhiên kì vĩ, đồ sộ, tác giả dân gian đã sử dụng thể thơ lục bát, cách ngắt nhịp uyển chuyển cùng các biện pháp tu từ độc đáo như câu hỏi tu từ, điệp ngữ "kìa". Có thể nói, bài ca dao khơi dậy trong em những liên tưởng thú vị, đặc sắc và tình yêu sâu nặng với vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước.

 

Đề 3: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá.

I. Dàn ý đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá:

1. Mở đoạn: Giới thiệu về bài ca dao.

2. Thân đoạn:

* Nêu cảm xúc về nội dung của bài ca dao:

- Bức tranh thiên nhiên, con người xứ Huế:

+ Hành trình dạo quanh xứ Huế trên sông Hương qua các địa danh nổi tiếng: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.

+ Hình ảnh thiên nhiên về đêm: "Lờ đờ bóng ngả trăng chênh".

+ Tiếng hát chan chứa tình yêu quê hương, đất nước của con người: "Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.".

* Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài ca dao:

- Ca ngợi vẻ đẹp xứ Huế.

- Bày tỏ tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu nặng.

* Nêu cảm xúc về nghệ thuật của bài ca dao:

- Thể thơ mang tính chất biến thể.

- Hình ảnh, từ ngữ giàu sức gợi.

- Điệp ngữ "đò".

3. Kết đoạn: Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ về bài ca dao.

II. Đoạn văn mẫu nêu cảm nhận về bài ca dao Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá:

Vẻ đẹp thiên nhiên, con người xứ Huế từ lâu trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong văn chương. Mặc dù đã đọc không ít những tác phẩm viết về Huế nhưng em vẫn đặc biệt ấn tượng, yêu thích bài ca dao "Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá". Tác giả dân gian miêu tả bức tranh thiên nhiên, con người xứ Huế vô cùng chân thực, gần gũi. Hai dòng thơ đầu được viết theo thể tám chữ với cách ngắt nhịp 4/4 cùng biện pháp điệp ngữ "đò" đã diễn tả và nhấn mạnh hành trình dạo quanh xứ Huế trên dòng sông Hương. Nhân vật trữ tình bắt đầu từ phố chợ nổi tiếng của Huế là Đông Ba, tiếp đến là Đập Đá, rồi đi qua Vĩ Dạ, cuối cùng thẳng ngã ba Sình - nơi gặp nhau giữa sông Hương và sông Bồ. Hai câu cuối, tác giả dân gian tập trung miêu tả thiên nhiên và con người xứ Huế. Dòng sông Hương về đêm trở nên thơ mộng, trữ tình hơn bao giờ hết qua hình ảnh của "bóng" và "trăng". Tính từ "lờ đờ" và "chênh" khắc họa bóng trăng xô lệch, chuyển động chậm chạp in hình trên mặt nước. Điểm xuyết trên nền không gian tĩnh lặng ấy là tiếng hò của ai từ xa vọng lại. Tiếng hò ấy chan chứa biết bao tình cảm sâu nặng, yêu thương đối với Huế. Cảnh vật, con người giao hòa làm một, gắn bó hòa quyện vào nhau càng làm nổi bật vẻ trữ tình, mộng mơ của mảnh đất cố đô. Với thể thơ mang tính chất biến thể cùng sự xuất hiện của một loạt các từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, biện pháp tu từ điệp ngữ, tác giả dân gian muốn ca ngợi vẻ đẹp "Xứ Thơ" và bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng.

 

Đề 4: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài Chuyện cổ nước mình.

I. Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài Chuyện cổ nước mình:

1. Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ, tác giả.

2. Thân đoạn:

* Nêu cảm xúc về nội dung của bài thơ:

- Giá trị to lớn và sức sống mãnh liệt của những câu chuyện cổ:

+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người và hướng mỗi người đến lối sống nhân văn, nhân đạo.

+ Chuyện cổ là phương tiện lưu giữ, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của cha ông.

* Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ:

- Ý nghĩa tốt đẹp của những câu chuyện cổ.

* Nêu cảm xúc về nghệ thuật của bài thơ:

- Thể thơ lục bát truyền thống.

- Hình ảnh, từ ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi.

- Các biện pháp tu từ độc đáo.

3. Kết đoạn: Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ.

II. Đoạn văn mẫu nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình:

Mỗi lần đọc bài thơ "Chuyện cổ nước mình" của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, em lại thêm yêu và trân trọng câu chuyện cổ nước mình. Với những câu lục bát tâm tình, tác giả ca ngợi giá trị to lớn mà những câu chuyện cổ đem lại cho thế hệ trẻ hôm nay. Điều khiến bà đặc biệt yêu thích chuyện cổ bởi chúng chất chứa biết bao tình cảm, ý nghĩa sâu sắc mà cha ông gửi gắm. Không những vậy, chúng còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp ở mỗi người, hướng con người đến lối sống có tình, có nghĩa. Đồng thời, thể hiện niềm tin bất diệt vào luật nhân quả, vào triết lí sống ngay thẳng "Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì". Hơn hết, chuyện cổ còn là cầu nối liên kết giữa các thế hệ với nhau. Dẫu "Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa" thì chuyện cổ vẫn luôn là phương tiện hữu ích để con cháu tìm hiểu quá khứ, tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt của ông cha. Ngoài nét hấp dẫn về mặt nội dung, ta chắc chắn không thể bỏ qua nét độc đáo về mặt hình thức nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng hình ảnh thơ giàu sức gợi, ngôn từ hàm súc, giản dị cùng các biện pháp tu từ so sánh "Như con sông với chân trời đã xa", ẩn dụ "người thơm" để bày tỏ tình yêu đối với các giá trị truyền thống của dân tộc. Đối với em, đây thực sự là một bài thơ hay và ý nghĩa. Văn bản gửi gắm cho chúng ta thông điệp về việc kế thừa, phát huy những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà ông cha để lại.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-the-hien-cam-xuc-ve-mot-bai-tho-luc-bat-ngu-van-6-kntt-72333n.aspx
Để có thể viết tốt đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát, các em cần giới thiệu được bài thơ; tiếp theo là nêu được cảm xúc về nội dung, nghệ thuật trong bài. Mời các em xem thêm bài văn mẫu lớp 6 khác:
Tập làm thơ lục bát
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về tình cảm gắn bó của con người với quê hương
- Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

doan van the hien cam xuc ve mot bai tho luc bat Ngu van 6 KNTT

, cam xuc ve mot bai tho luc bat Ngu van 6 KNTT, cam xuc ve mot bai tho luc bat mon Ngu van 6 KNTT,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6

    Đề bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6 rất rộng, có nhiều chủ đề. Ví dụ như tả cảnh chợ cá bên bờ biển, tả cảnh thu hoạch mùa màng, tả cảnh gói bánh chưng ngày tết, tả cảnh mua bán trong siêu thị.... Các em có

  • Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm bằng sơ đồ

    Để có thể nắm vững hơn nội dung của truyện "Sự tích Hồ Gươm", em có thể tham khảo các mẫu tóm tắt "Sự tích Hồ Gươm" bằng sơ đồ dưới đây.

  • Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ

    Sự sẻ chia, giúp đỡ khiến cuộc sống của chúng ta văn minh và hạnh phúc hơn. Dựa trên chủ đề này, Taimienphi.vn giới thiệu bài văn Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ. Bài viết sẽ giúp các

  • Cách sử dụng Furmark test VGA, CPU, GPU máy tính

    Thường xuyên sử dụng Furmark kiểm tra VGA, CPU, GPU là bước quan trọng để đảm bảo hiệu suất và ổn định máy tính của bạn. Phần mềm Furmark giúp bạn xác định vấn đề về nhiệt độ và hiệu suất, từ đó giúp người dùng tối ưu hóa cấu hình hệ thống và đảm bảo trải nghiệm chơi game hoặc làm việc tốt hơn.