Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Bài tham khảo Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, học kì I dưới đây sẽ giúp em có những ý tưởng mới mẻ cho phần chuẩn bị của mình.

Đề bài: Nhóm học tập của bạn được ban biên tập đặc san của trường đặt viết cho chuyên mục "Tôi tập làm nhà nghiên cứu" một báo cáo về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học. Sau khi thực hiện đề tài, bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

viet bao cao ket qua nghien cuu co su dung trich dan cuoc chu va phuong tien ho tro ngu van 10 chan troi sang tao

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, phương tiện hỗ trợ...

I. Dàn ý hãy viết báo cáo về kết quả nghiên cứu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học

* Nhan đề: Tìm hiểu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian quen thuộc trong nhà trường.
* Tóm tắt: Nêu bối cảnh nghiên cứu.
* Cơ sở lí thuyết:
- Khái lược về văn học dân gian:
+ Khái niệm văn học dân gian.
+ Các thể loại của văn học dân gian.
* Kết quả nghiên cứu:
- Thể loại truyện cổ tích:
+ Khái niệm truyện cổ tích.
+ Đặc điểm nội dung của truyện cổ tích.
+ Đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích.
- Thể loại sử thi:
+ Khái niệm sử thi.
+ Đặc điểm nội dung của sử thi.
+ Đặc điểm nghệ thuật của sử thi.
* Kết luận: Tổng kết lại bài nghiên cứu.
* Tài liệu tham khảo
 

II. Bài viết mẫu

TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC D N GIAN QUEN THUỘC TRONG NHÀ TRƯỜNG

TÓM TẮT

Hiện nay, chúng ta đã và đang được học rất nhiều tác phẩm thuộc về văn học dân gian như: "Sọ Dừa", "Tấm Cám",... Tuy nhiên, khi đọc các tác phẩm này, chúng ta thường chỉ tập trung vào các sự việc xảy ra trong câu chuyện mà quên mất những nét đặc sắc về đặc điểm thể loại. Vì thế, thông qua bài báo cáo "Tìm hiểu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian quen thuộc trong nhà trường", nhóm tôi sẽ cung cấp những tri thức bổ ích nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn.

I. Khái lược về văn học dân gian

1. Khái niệm văn học dân gian

Văn học dân gian chính là những sáng tác của một tập thể, được lưu truyền bằng miệng. Các sáng tác thuộc văn học dân gian ra đời từ thời công thủy nguyên sơ, trải qua vô vàn thời kì, tiếp tục tồn tại đến thời đại hiện nay.

Ở Việt Nam, văn học dân gian còn được gọi với rất nhiều cái tên khác như: văn chương bình dân, văn chương truyền khẩu, văn nghệ dân gian, sáng tác dân gian.

2. Các thể loại của văn học dân gian

Chuyen de van 10 Chan troi sang tao

Tap nghien cuu va viet bao cao ve mot van de van hoc dan gian Chan troi sang tao

Như vậy, thông qua bảng trên, ta có thể thấy được sự phong phú trong thể loại của văn học dân gian. Với phạm vi đề tài, chúng tôi quyết định nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của: truyện cổ tích (dân tộc Việt) và sử thi.

II. Thể loại truyện cổ tích

1. Khái niệm truyện cổ tích

Truyện cổ tích là loại truyện kể dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật như: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ,... Truyện thể hiện cách nhìn nhận của người xưa về cuộc sống, đồng thời bày tỏ khát vọng, mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp.

2. Đặc điểm nội dung của truyện cổ tích

Truyện cổ tích chủ yếu phản ánh các cuộc đấu tranh trong xã hội. Truyện cổ tích đặt ra các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn giai cấp. Ta có thể bắt gặp nội dung này trong một số truyện thân thuộc "Thạch Sanh", "Tấm Cám".

Chủ đề của truyện cổ tích thường rất phong phú. Song, chủ đề nổi bật và quen thuộc nhất vẫn là ước mơ về một xã hội công bằng, lí tưởng, hạnh phúc, cái thiện chiến thắng cái ác. Những truyện "Cây tre trăm đốt", "Em bé thông minh",... là các ví dụ tiêu biểu.

3. Đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích

a. Cốt truyện

Cốt truyện cổ tích xây dựng theo trình tự thời gian, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau "Cốt truyện phát triển theo một mạch tình tiết: nhân vật chính dẫn ta đi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác" ["Văn học dân gian Việt Nam" (2009), trang 335]. Ví dụ như "Thạch Sanh", mạch chính của truyện phát triển theo các hành động tuần tự ở Thach Sanh: sự ra đời kì lạ của chàng -> cha mẹ mất, một mình sống dưới túp lều -> tới ở nhà Lí Thông -> đi canh miếu thờ thay Lí Thông và giết chết chằn tinh -> giết chết đại bàng, cứu được công chúa và thái tử con vua Thủy Tề -> bị vu oan tội ăn trộm gạo -> ngồi trong ngục và gảy đàn -> được giải oan và được nhà vua gả công chúa -> dùng tiếng đàn quy phục quân lính mười tám nước và được bố vợ truyền ngôi.

Bên cạnh đó, cốt truyện cổ tích thường có yếu tố kì ảo, hoang đường.

b. Nhân vật

Một số dạng nhân vật quen thuộc thường thấy trong truyện cổ tích: nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh,... Các tác giả dân gian chủ yếu khắc họa nhân vật thông qua những phương diện như: hành động, ngoại hình, cử chỉ, lời nói,...

c. Không gian, thời gian nghệ thuật.

Không gian, thời gian nghệ thuật thường phiếm chỉ, không rõ ràng. Đặc biệt, truyện cổ tích thường bắt đầu với mô-típ thời gian là "ngày xửa ngày xưa", "ngày xưa".

d. Người kể chuyện

Trước hết, người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể lại các sự việc. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện ở ngôi thứ ba.

Giao an chuyen de Ngu van 10 Chan troi sang tao

Hướng dẫn soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ

III. Thể loại sử thi

1. Khái niệm sử thi

Sử thi là một thể loại tự sự dài, có dung lượng lớn, ra đời vào thời cổ đại xa xưa.

Trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc ít người ở nước ta, sử thi (anh hùng ca) là một trong những thể loại chiếm vị trí nổi bật.

2. Đặc điểm nội dung của sử thi

Nội dung của thể loại sử thi rất phong phú: kể về cuộc chiến đấu bảo vệ xã hội; cuộc chiến tranh giải phóng "trả thù cho cha, cứu thoát cho mẹ"; khát vọng chinh phục thiên nhiên, ca ngợi người anh hùng dũng cảm, bản lĩnh,... Trong pho sử thi "Đăm Săn", ta đều thấy sự xuất hiện của những nội dung này. Chẳng hạn như đoạn trích "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây" có đề cập tới cuộc giao chiến nhằm cứu Hơ Nhị - vợ Đăm Săn. Đoạn trích "Đăm Săn chinh phục nữ thần Mặt Trời" thì nổi bật với hai nội dung: khát khao chinh phục, mở mang bờ cõi và ca ngợi người anh hùng cộng đồng.

3. Đặc điểm nghệ thuật của sử thi

a. Cốt truyện

Cốt truyện thường xoay quanh các biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh một dân tộc một cộng đồng: chiến tranh; công cuộc chinh phục, khai phá thiên nhiên; mở rộng địa bàn.

b. Nhân vật

Nhân vật sử thi là người anh hùng có sức mạnh phi thường, bản lĩnh lớn lao, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Họ chính là người đại diện cho vẻ đẹp phẩm chất, sức mạnh lí tưởng và khát vọng chung của cộng đồng.

c. Không gian, thời gian nghệ thuật

Không gian sử thi thường mang tính cộng đồng, có sự rộng lớn, kì vĩ. Đó có thể là không gian xã hội hoặc thiên nhiên.

Thời gian sử thi là thời gian quá khứ, gắn với lịch sử cộng đồng của một bộ lạc, dân tộc.

d. Ngôn ngữ sử thi

Ngôn ngữ đậm chất hùng tráng và giàu sức gợi hình. Tác giả dân gian thường sử dụng ngôn ngữ này trong việc miêu tả ngoại hình, sức mạnh của nhân vật.

Ngoài ra, một đặc trưng thường thấy trong ngôn ngữ sử thi là việc tác giả dân gian sử dụng thủ pháp so sánh, phóng đại, cường điệu nhằm khắc họa, nhấn mạnh vẻ đẹp nhân vật.

Ngôn ngữ sử thi còn mang tính kịch. Đặc trưng này thường được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật.

Các tác phẩm sử thi luôn có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật.

IV. Kết luận

Bài nghiên cứu đã cung cấp một số kiến thức trọng tâm về hai thể loại quen thuộc: sử thi và truyện cổ tích. Hi vọng rằng, qua bài nghiên cứu, các bạn sẽ nắm rõ những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của hai thể loại này. Từ đó, biết vận dụng vào việc đọc hiểu một văn bản tương tự.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn (2009), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

--------------------------HẾT-------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-bao-cao-ket-qua-nghien-cuu-co-su-dung-trich-dan-cuoc-chu-va-phuong-tien-ho-tro-ngu-van-10-chan-troi-sang-tao-72402n.aspx
Khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề nào đó, em cần trình bày đầy đủ các nội dung sau: nhan đề, tóm tắt, cơ sở lí thuyết, kết quả nghiên cứu, kết luận và tài liệu tham khảo. Taimienphi.vn rất vui khi được đồng hành cùng em trong quá trình học môn Ngữ văn 10. Mời em tham khảo thêm một số văn mẫu lớp 10 khác như:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản
- Phân tích, đánh giá Nắng đã hanh rồi
- Phân tích, đánh giá một bài thơ

Tác giả: Nguyễn Cảnh Nam     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Link tải Sách giáo khoa lớp 8 Chân trời sáng tạo
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập trang 76 SGK Toán 3 Tập 1, sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập trang 49 SGK Toán 3 Tập 1, sách Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

Viet bao cao ket qua nghien cuu co su dung trich dan cuoc chu va phuong tien ho tro Ngu van 10 Chan troi sang tao

, Dan y Viet bao cao ket qua nghien cuu co su dung trich dan cuoc chu va phuong tien ho tro, bai van mau Viet bao cao ket qua nghien cuu co su dung trich dan cuoc chu va phuong tien ho tro,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Chân trời sáng tạo

    File sách mềm Chân trời sáng tạo cho học sinh

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới