Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang

Chắc hẳn các em đã từng một lần nghe đến câu nói "Lao động là vinh quang". Lao động có thể tiêu hao sức lực vậy sao có thể đem lại vinh quang? Tìm hiểu về câu nói này, các em hãy cùng chúng tôi làm bài Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang dưới đây nhé.

Bài viết liên quan

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

suy nghi ve cau noi lao dong la vinh quang

Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang
 

I. Dàn ý Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang


1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về câu nói Lao động là vinh quang.


2. Thân bài

- Giải thích câu nói
+ "Lao động" là hoạt động của con người thông qua tri thức, bằng các hoạt động chân tay nhằm mang đến của cải, vật chất phục vụ cuộc sống.
+ "Vinh quang" là niềm vui, kết quả của sức lao động. Cuộc sống được cải thiện qua sức lao động.
+ Lao động là một quá trình dài; con người tạo ra của cải, vật chất và cả niềm vui qua lao động. Lao động cũng giúp hoàn thiện mỗi cá nhân.
- Tại sao lao động là vinh quang?
+ Lao động giúp chúng ta tạo nên của cải, vật chất; chính vì vậy mà cuộc sống cũng dần được cải thiện.
+ Lao động mang đến niềm vui: Quá trình lao động là quá trình học hỏi, khám phá; những thành quả chúng ta đạt được tạo được niềm vui không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần.
+ Lao động là quá trình hoàn thiện bản thân: Việc lao động giúp mỗi người nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; từ đó có những thay đổi phù hợp để thích nghi với môi trường làm việc, đạt được hiệu quả cao.

- Nếu con người không lao động?
+ Một con người lười biếng, không chịu làm việc sẽ khiến bản thân bị thụt lùi lại so với xã hội.
+ Lao động cũng chính là làm những công việc liêm chính, không đi ngược lại với các chuẩn mực của xã hội; đó mới là lao động là vinh quang.


3. Kết bài

Suy nghĩ chung về câu nói


II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang

Thành quả mỗi người đạt được trong cuộc sống hôm nay phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình lao động. Vì sao vậy? Bởi vì lao động sẽ giúp chúng ta khám phá ra chính bản thân, phát huy được hết khả năng và được tôn trọng. Câu nói: Lao động là vinh quang đã khẳng định được tính đúng đắn, tính thời đại.

Lao động là quá trình làm việc thông qua tri thức của bản thân, bằng các hoạt động chân tay nhằm tạo nên của cải, vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân cũng như giúp xã hội phát triển. "Vinh quang" trong câu nói "Lao động là vinh quang" được hiểu là những thành quả bằng vật chất hoặc tinh thần mà bản thân có được trong quá trình lao động. Câu nói không chỉ khuyến khích mà còn khẳng định công việc lao động sẽ mang đến một tương lai tươi sáng phía trước.

Lao động tạo nên của cải, vật chất. Cuộc sống của chúng ta phát triển nhờ quá trình trao đổi hàng hoá. Con người không vận động sẽ không thể làm ra được của cải. Việc làm ra hàng hoá sẽ giúp mua bán, trao đổi được thuận tiện; không chỉ là miếng cơm, manh áo hàng ngày mà còn được chuyển thành tiền tệ, vàng bạc. Của cải, vật chất có được trong quá trình lao động sẽ làm cuộc sống mỗi người thay đổi, càng nhiều của cải, cuộc sống sẽ càng ấm no, đủ đầy hơn.

Quá trình lao động còn là quá trình tạo ra niềm vui. Cả lao động chân tay hay lao động trí óc đều có những niềm vui riêng khi bản thân làm ra được của cải, đồng thời phát huy được những tài năng của cá nhân. Niềm vui trong lao động cũng sẽ giúp con người phấn chấn, vui vẻ, đạt được hiệu quả làm việc cao hơn.

Việc lao động của mỗi cá nhân cũng chính là quãng đường hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cho bản thân. Cũng chính từ đây mà mỗi người cũng sẽ phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để thay đổi, hoàn thiện nó một cách xuất sắc hơn để có được những bước tiến cao hơn trong xã hội, đặc biệt trong xã hội với sự thay đổi nhanh chóng như hiện nay sẽ có sự thích nghi kịp thời.

Lao động là vinh quang nhưng không phải việc làm nào cũng là lao động và thành quả của nó được gọi là vinh quang. Lao động ở đây là công việc lao động chân chính; thành quả được làm ra từ chính mồ hôi, nước mắt; trí tuệ của chính bản thân không phải là những hành vi sai trái, đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật. Những người không lao động sẽ rất tự ti về bản thân mình, thu bản thân lại, thụt lùi lại so với xã hội. Sức lao động của mỗi người có thể là nhỏ, nhưng nhiều người thì lại mang đến kết quả to lớn. Vì vậy để xã hội phát triển thì chính mỗi người trong chúng ta cần hoàn thiện tốt bản thân mình trước. Quá trình lao động không chỉ dừng lại ở tuổi nghỉ hưu hay giới hạn cho trẻ nhỏ mà mỗi người sẽ lao động phù hợp với khả năng của mình, làm những công việc phù hợp với lứa tuổi.

Nhà văn M.Gorki cũng đã từng nói: "Lao động là đôi cánh của ước mơ...". Con người lao động cũng chính là hướng tới tương lai tốt đẹp phía trước; làm để hoàn thiện bản thân, tiếp thu những kiến thức mới để bắt nhịp với cuộc sống xã hội. Và dù làm bất cứ công việc gì, ở địa vị nào trong xã hội, chúng ta cũng cần lao động một cách nghiêm túc, vượt qua được những khó khăn, thử thách để thể hiện trí tuệ tài năng của bản thân đồng thời gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Ước mơ muốn hoàn thiện thì con người phải lao động, vì nếu không sẽ giống như "há miệng chờ sung", sẽ mãi mãi không tiến lên phía trước được.

Chỉ khi chúng ta làm việc bằng khối óc, bằng chính sức lao động của mình thì khi đó chúng ta mới có được thành quả, có được niềm vui xứng đáng.

--------------------HẾT---------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-cau-noi-lao-dong-la-vinh-quang-58948n.aspx
Thông qua bài viết Suy nghĩ về câu nói Lao động là vinh quang hi vọng các em đã biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Bên cạnh bài Suy nghĩ về câu nói Lao động là vinh quang, các em có thể luyện tập thêm với những đề bài khác như: Nghị luận về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động hay bài văn mẫu Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt tại Thuthuat.Taimienphi.vn.

Tác giả: An Nguy     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

suy nghi ve cau noi lao dong la vinh quang

, nghi luan ve cau noi lao dong la vinh quang, trinh bay suy nghi ve cau noi lao dong la vinh quang ,

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách tra cứu CIC cá nhân miễn phí, kiểm tra nợ xấu bằng CCCD, CMTND

    Bài viết hướng dẫn cách tra cứu CIC miễn phí online, giúp bạn kiểm tra nợ xấu của mình tại các ngân hàng, từ đó tìm được giải pháp khắc phục để có thể vay tiền hoặc làm thẻ tín dụng tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.