Các em học sinh đã quá quen thuộc với kiểu văn miêu tả ở lớp dưới nhưng muốn làm tốt bài văn chúng ta cần vận dụng hiệu quả các thao tác trong văn miêu tả, bài soạn văn lớp 6 quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả giúp các em chủ động hơn trong việc tìm hiểu các thao tác làm văn và chuẩn bị tốt hơn cho bài soạn ở nhà của mình.
Tải file Word (DOC) bài Soạn TẠI ĐÂY
Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 tập 2, trang 28, 29 với các bài tập từ đơn giản như chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống đến các bài có mức độ khó hơn như tìm hình ảnh miêu tả có trong đoạn văn cho sẵn, quan sát các đối tượng quanh em rồi miêu tả lại và bài tập thực hành viết đoạn văn miêu tả. Các em có thể tham khảo bài soạn của chúng tôi để tiếp thu các kiến thức khi học trên lớp dễ dàng hơn.
>> Soạn văn lớp 6 chi tiết
* Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, ngắn 1
I.Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Câu 1:
Từ đoạn văn trên giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của sự vật và phong cảnh được miêu tả:
Đoạn văn 1: Chàng Dế Choắt gầy gò, ốm yếu và đáng thương
Đoạn văn 2: Cảnh sắc thơ mộng, tươi đẹp của sông nước Cà Mau
Đoạn văn 3: Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, náo nức như ngày hội
Để viết được những câu văn miêu tả trên, người viết cần có khả năng quan sát, tưởng tượng, và tâm hồn rung động tinh tế
Câu văn chứa sự liên tưởng:
Như mạng nhện, như người bơi ếch, như hai dãy trưởng thành vô tận
Như tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn nến xanh
Sự liên tưởng so sánh trên độc đáo ở chỗ từng hình ảnh được miêu tả cụ thể, gây ấn tượng cho người đọc
Câu 2:
Những từ ngữ được lược đi ở đoạn văn: mênh mông, ầm ẩm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, ….
Những từ ngữ ấy khi bị lược đi làm câu văn mất đi những động từ, tính từ, so sánh, liên tưởng, làm cho đoạn văn không còn mượt mà, uyển chuyển và sinh động.
II. Luyện tập
Câu 1:
(1) Gương bầu dục
(2) uốn
(3) cong cong
(4) cổ kính
(5) xám xịt
(6) xanh um
b. Tác giả đã quan sát và lựa chọn hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu : Cầu Thê Húc, Tháp Rùa
Câu 2: Những hình ảnh nổi bật trong miêu tả ngoại hình Dế Mèn:
(1) Rung rinh bóng mỡ
(2) Đầu to, nổi từng chảng
(3) Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
( 4) Râu dài, uốn cong trông rất hùng dũng
( 5) Trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu
Câu 3:
Hình ảnh đặc điểm căn phòng em ở:
+ Ngôi nhà màu gì?
+ Được xây từ năm bao nhiều? kết cấu gì?
+ Cửa ra vào được thiết kế như thế nào?
+ Bancon được điểm tô bằng những chậu hoa, ….
Câu 4:
Những hình ảnh liên tưởng trong miêu tả cảnh buổi sáng trên quê hương:
Mặt trời như quả bóng khổng lồ
Bầu trời xanh cao vời vợi
Những hàng cây xanh mát
Những triền núi ngát xanh
Ngôi nhà nho nhỏ kế tiếp nhau
Câu 5:
Bài văn cần đảm bảo những nội dung sau:
Dòng sông mênh mông, trải dài đến uốn khúc quanh co
Khi mặt trời bừng tỉnh, dòng sông đón ánh nắng ban mai rộn rã
Bên bờ sông, những rặng dừa vun vút mát lành
Dòng sông thay đổi theo thời gian, trưa đến dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh biếc
Chiều tà, ánh nắng tắt dần với những làn gió thoảng thoảng lướt qua
……..
* Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, ngắn 2
-----------------HẾT-------------------
Ngoài ra, Soạn bài Danh từ, phần tiếp theo là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Số từ và lượng từ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 nhằm chuẩn bị cho bài học này.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-6-quan-sat-tuong-tuong-so-sanh-va-nhan-xet-trong-van-mieu-ta-30207n.aspx