Soạn bài Trong lời mẹ hát, Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

Hình ảnh người mẹ là một trong những cảm hứng sáng tác bất tận của những nhà thơ. Mời em tham khảo Soạn bài Trong lời mẹ hát, Ngữ văn 8 CTST, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn để xem xét hình tượng người mẹ mà tác giả Trương Nam Hương tái hiện có khác gì với các bài thơ khác không nhé.

Soạn bài Trong lời mẹ hát


soan bai trong loi me hat ngu van lop 8 chan troi sang tao


I. Soạn bài Trong lời mẹ hát - Chuẩn bị đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị đọc:


1. Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.

- Bài thơ "Bầm ơi" của Tố Hữu.

- Bài thơ "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm.

- Bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go.

- Bài ca dao về mẹ:

(1): "Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru."

(2): "Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh."

(3): "Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già."


II. Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trải nghiệm cùng văn bản:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần trải nghiệm cùng văn bản:


1. Liên hệ: Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?

- Khổ thơ đã gợi cho em những câu hát ru như:

(1)"Đố ai ngồi võng không đưa

Ru con không hát, đò đưa không chèo".

(2) "Cái cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi vào

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Chớ xáo nước đục đau lòng cò con"


2. Suy luận: Điều mà con "nghe" được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?

- Điều mà con "nghe" được trong lời mẹ hát ở khổ này là sự khái quát, tổng hợp từ các khổ thơ trước. Đó là toàn bộ cuộc đời mẹ, tình cảm mẹ dành cho con, là lời răn dạy về cách sống, giúp con trưởng thành.


III. Soạn bài Trong lời mẹ hát - Suy ngẫm và phản hồi:

* Gợi ý trả lời câu hỏi suy nghĩ và phản hồi:


Câu hỏi 1 trang 14 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Thể thơ: thơ 6 chữ.


Câu hỏi 2 trang 14 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Bố cục bài thơ được chia làm 3 phần:

+ Phần 1: Khổ 1, 2 - Lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước.

+ Phần 2: Từ khổ 3 đến khổ 7 - Hình ảnh người mẹ từ khi còn trẻ đến lúc tóc bạc được thuật lại trong sự yêu thương, xót xa của người con.

+ Phần 3: Khổ 8 - Lời ru đã chắp cánh cho con bay cao, bay xa.

- Nét độc đáo của bố cục: hành trình trưởng thành của con song hành với dấu ấn thời gian trong cuộc đời mẹ.


Câu hỏi 3 trang 14 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- "Chòng chành nhịp võng ca dao":

+ Đảo ngữ "chòng chành" lên đầu để tả chuyển động của cả hai sự vật còn lại trong câu thơ: chuyển động của cái võng và nhịp điệu câu ca dao.

+ "Chòng chành": từ láy gợi chuyển động của cái võng đang đưa qua đưa lại đều đều, ru con vào giấc ngủ.

+ "Ca dao": những câu ca dao chính là lời ru cho con.

- Câu thơ giàu tính trữ tình, hình ảnh gợi tả người mẹ đang đưa võng ru con ngủ

- "Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau":

+ "Vầng trăng" "thời con gái": dùng để chỉ những người con gái đang ở độ tuổi xinh đẹp, xuân sắc, ngây thơ nhất.

+ "Vẫn còn thơm ngát": mẹ vẫn xinh đẹp như thời con gái - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

+ "hương cau": mùi hương thơm ngát, quen thuộc của mẹ.

- Tác giả đã sử dụng các phép liên tưởng, ẩn dụ để làm tăng thêm sức hấp dẫn khi miêu tả vẻ xinh đẹp, rạng rỡ của mẹ.

soan bai trong loi me hat ngu van lop 8 chan troi sang tao 2


Câu hỏi 4 trang 14 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Hình ảnh người mẹ:

+ Khổ 3: Thời còn con gái, mẹ xinh đẹp, rạng rỡ như "vầng trăng",

+ Khổ 4, 5: Mẹ hiện lên với hình ảnh tảo tần, chịu thương chịu khó trong lao động, vừa giã gạo vừa ru con.

+ Khổ 6, 7: Tấm áo "bạc phơ bạc phếch", "màu trắng đến nôn nao" trên mái tóc mẹ, "lưng còng" vì gánh nặng thời gian và dù vất vả như vậy nhưng lời ru con của mẹ vẫn ngọt ngào, thảo thơm, gửi gắm tất cả những gì tốt đẹp nhất.

- Sự độc đáo trong cách khắc họa hình ảnh người mẹ:

+ Hình ảnh mẹ được khắc họa hòa lẫn vào lời ru.

+ Hình ảnh mẹ trong từng khổ thơ hiện lên song hành với tình cảm mà con dành cho mẹ.


Câu hỏi 5 trang 14 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Vần cách: "ngào" - "dao"; "xanh" - "chanh"; "rồi" - "nội; "nao" - "cao"; "ra"- "xa".

- Cách xác định: các từ được hiệp vần đều là từ cuối cùng của câu và cách nhau một câu thơ.


Câu hỏi 6 trang 15 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

* Cảm hứng của bài thơ: cảm hứng về những hi sinh của đời mẹ và những giá trị tốt đẹp mà mẹ đã truyền dạy cho con qua lời ru.

* Tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó:

- Vần cách, ngắt nhịp chủ yếu là nhịp 2/4 đều đặn giống như nhịp võng nôi đưa con ngủ.

- Cách sử dụng hình ảnh của tác giả:

+ Những hình ảnh giàu tính tạo hình: "Vầng trăng mẹ thời con gái", "Áo mẹ bạc phơ bạc phếch/ Vải nâu bục mối chỉ đã sờn",...

+ Từ tượng thanh: "thập thình".

+ Từ tượng hình: "Chòng chành", vấn vít", "dập dờn".

+ Những từ ngữ thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả dành cho mẹ: "lạy trời đừng giông đừng bão", "thương mẹ', "nôn nao".


Câu hỏi 7 trang 15 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Chủ đề của bài thơ: Qua hình ảnh lời ru con của mẹ, tác giả thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng biết ơn đối với người mẹ và tình yêu quê hương, đất nước mà mẹ đã truyền dạy cho con.

- Nhan đề "Trong lời mẹ hát" đã thành công thể hiện được chủ đề của tác phẩm.


Câu hỏi 8 trang 15 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- "Trong lời mẹ hát" - Trương Nam Hương: Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ được lồng ghép và tái hiện thông qua hình ảnh lời ru con.

- "Mẹ" - Đỗ Trung Lai: Tình yêu thương, lòng biết ơn, nỗi xót xa bất lực trước thời gian in hằn trên hình dáng mẹ được thể hiện thông qua hình ảnh sóng đôi mẹ và cay.

- "Mây và sóng" - Ta-go: Tình yêu thương mẹ được thể hiện bằng việc từ chối lời rủ rê của mây và sóng để trở về nhà chơi cùng mẹ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-trong-loi-me-hat-ngu-van-lop-8-ctst-76829n.aspx
Mỗi bài thơ về mẹ lại có những góc nhìn khác nhau thể hiện điểm riêng khác biệt của mỗi tác giả. Với Trương Nam Hương thì hình ảnh mẹ được tái hiện thông qua lời ru con thời thơ ấu. Mời em xem thêm một số bài mẫu, bài sạn khác hiện đang có trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Những chiếc là thơm tho; Soạn bài Nhớ đồng.

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Ôn tập bài 1, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Chuyện cổ nước mình, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Trái Đất - Mẹ của muôn loài ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Lời má năm xưa ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, CTST
Từ khoá liên quan:

Soan bai trong loi me hat

, Soan bai trong loi me hat ngu van 8 chan troi sang tao, Soan bai trong loi me hat ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới